Bị tiểu đường uống cà phê được không?
Bị tiểu đường uống cà phê được không?
Đến thời điểm hiện tại, có khá nhiều ý kiến trái chiều về việc uống cà phê tốt cho sức khoẻ người bệnh tiểu đường. Một nghiên cứu trên tạp chí Diabetes care năm 2004 đã chỉ ra rằng, thành phần caffeine trong cà phê có thể làm tăng lượng glucose và insulin trong máu. Một liều caffeine trước khi ăn sẽ làm tăng glucose trong máu đột ngột ở những người mắc bệnh tiểu đường type 2.
TS. James Lane - một nhà tâm lý học ở Duke cũng đã có nghiên cứu về sự ảnh hưởng của cà phê với người mắc bệnh tiểu đường type 2. Nghiên cứu này được thực hiện trên 10 bệnh nhân và đều được kiểm soát đường huyết chặt chẽ bằng chế độ ăn uống, luyện tập, dùng thuốc và uống ít nhất 2 ly cà phê mỗi ngày.

Theo một số nghiên cứu đã chỉ ra, việc uống cà phê có thể làm tăng lượng đường trong máu
Quá trình được theo dõi liên tục trong 72 giờ và cho thấy, bệnh nhân uống đồ uống chứa caffeine có lượng đường trong máu tăng 8%. Không chỉ vậy, caffeine cũng làm tăng lượng glucose sau bữa ăn lên 9%; 15% sau bữa trưa và 26% sau bữa tối.
Nhiều người có thói quen ăn kèm đồ ngọt, sữa béo, kem... khi uống cà phê, điều này có thể làm tăng lượng đường trong máu và khiến cơ thể tăng cân.
Năm 2010, một nghiên cứu về tác dụng của cà phê trong việc trị bệnh đái tháo đường được công bố. Các nhà khoa học thuộc Đại học Sao Paulo tại Ribeirao Preto, Brazil cho hay, nếu uống ít nhất 3 tách cà phê mỗi ngày, loại cà phê đã lọc hết caffeine vào buổi trưa, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2. Giải thích điều này, các nhà khoa học cho biết, chất chlorogenic axit, một chất chống oxy hoá trong cà phê sẽ làm hạ lượng đường glucose có trong máu. Không chỉ vậy, nó còn làm tăng sự nhạy cảm về insulin, giảm lượng mỡ và lượng dự trữ carbohydrate, do đó có thể ngăn chặn được bệnh đái tháo đường.

Bị tiểu đường uống cà phê được không? Các nhà khoa học Đại học Sao Paulo cho biết, cà phê đã lọc hết caffeine vào buổi trưa có thể ngăn bệnh đái tháo đường
Thực tế, đó mới chỉ là nghiên cứu trên cà phê được lọc hết caffeine. Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cà phê có tác dụng làm giảm lượng đường glucose máu, tuy nhiên chúng cũng có nguy cơ làm tăng kích thích đường glucose máu sau ăn. Do cà phê thường có chứa caffeine cao.
Với những người mắc bệnh đái tháo đường, uống cà phê sẽ kháng lại tác dụng làm giảm đường huyết của insulin dẫn đến đường không thể đi vào tế bào do caffeine. Điều này gây ra tình trạng bị ứ lại trong máu, làm tăng đường huyết và làm bệnh đái tháo đường trở nên khó kiểm soát.
Hơn nữa, TS. Lâm cũng chia sẻ thêm: "Sau khi tham khảo các nguồn tài liệu của nước ngoài, Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã cho thử nghiệm và tiến hành nghiên cứu tác dụng của cà phê đối với bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam. Song, sau khi làm nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng cà phê không có hiệu quả trong việc giảm đường huyết.
Thậm chí, chúng tôi còn dự kiến làm sản phẩm là cà phê dành cho người ăn kiêng để có thể dùng cho bệnh nhân tiểu đường bằng cách cho thêm chất xơ hòa tan, đường chức năng như đường isomalt nhưng khi thử nghiệm diễn biến glucose máu sau ăn thì thấy không giảm, nếu có thì giảm rất ít ở bệnh nhân đã được kiểm soát tốt glucose máu. Do vậy, người dân không nên dựa vào thông tin uống cà phê giảm được đái tháo đường để trị bệnh".
Hiện nay, chưa có bất kỳ khuyến cáo nào về việc người mắc bệnh tiểu đường không được uống cà phê. Tuy niên, người mắc bệnh tiểu đường cũng nên cảnh giác với loại đồ uống có chứa caffeine này.
Một số tác hại khác của cà phê
- Làm tổn thương gan
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, uống nhiều cà phê có thể làm tổn thương gan, đặc biệt là với những người có tiểu sử mắc bệnh gan. Khi lượng caffeine trong cà phê đi vào cơ thể, gan rất khó đào thải các chất này ra bên ngoài và cản trở một số chức năng khác của gan.
- Cà phê làm tăng huyết áp
Nếu mỗi ngày uống từ 3 - 5 ly cà phê có thể gây kích thích tim và có hiện tượng thở nông. Đồng thời tim đập nhanh khiến cho huyết áp tăng cao khó kiểm soát được.

Uống cà phê quá nhiều có thể gây kích thích tim, khó kiểm soát huyết áp cao
- Cà phê làm mất ngủ
Lượng caffeine trong cà phê khi đi vào cơ thể phải mất 6,5h để phát huy hết tác dụng và mất 24h để đào thải hết ra khỏi cơ thể. Vì vậy, uống cà phê ngay khi ngủ sẽ gây mất ngủ trong thời gian dài.
- Cà phê làm tăng nguy cơ loãng xương
Theo nghiên cứu của đại học Oregon, để chống lại điều này hãy chắc chắn rằng bạn nhận đủ vitamin D và canxi khi uống cà phê.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm