Có nên uống cà phê khi đói không?

Theo các chuyên gia, trong cà phê có chứa chất kích thích caffeine không nên uống khi đói vì nó có thể gây ra một số phản ứng xấu cho cơ thể.
21/04/2018 18:29

Có nên uống cà phê khi đói không?

Hiện nay, nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng hoặc buổi chiều trước khi ăn. Tuy nhiên, đây là thói quen xấu có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.

Trong cà phê có chứa chất kích thích caffeine, nếu uống loại thức uống này khi bụng đói có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hoá, làm dạ dày tăng tiết axit. Theo Mirror, nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên có thể gây tổn hại bề mặt màng lót bên trong dạ dày.

Co nen uong ca phe khi doi khong

Cà phê chứa chất kích thích caffeine, nếu uống cà phê khi đói có thể tác động tiêu cực đến hệ tiêu hoá

Uống cà phê khi đói còn gây ra chứng ợ nóng và khó tiêu. Ngoài ra, TS. Adam Simon tại Đại học Manchester (Anh), cho biết điều này có thể sẽ khiến cơ thể bị run, lo lắng, ảnh hưởng đến tâm trạng.

Một số triệu chứng khác cũng thường xuất hiện đó là cảm giác bồn chồn, tăng nhịp tim, dễ nổi nóng và thiếu khả năng tập trung. Các chuyên gia cho rằng uống cà phê khi bụng đói cũng gây gián đoạn nhịp sinh học của cơ thể. Hay đó là đồng hồ sinh học bên trong cơ thể giải phóng một loại hoocmone gọi là cortisol khi thức dậy. Cortisol giúp cơ thể mau tỉnh táo. Nghiên cứu cho thấy uống cà phê ngay sau khi thức dậy, có thể là buổi sáng hoặc sau giấc ngủ trưa, làm giảm nồng động cortisol trong cơ thể, theo Business Insider.

Co nen uong ca phe khi doi khong 2

Có nên uống cà phê khi đói không? Theo các chuyên gia, không nên uống cà phê khi đói bụng

Vì vậy, không ít trường hợp muốn uống cà phê để tỉnh ngủ nhưng lại càng cảm thấy buồn ngủ hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này không phải lúc nào cũng bị.

Để đảm bảo lợi ích của cà phê, các chuyên gia khuyến cáo sau khi thức dậy, nếu muốn uống cà phê nên ăn gì trước đó, không nhất thiết phải ăn trước rồi mới uống cà phê mà có thể vừa ăn vừa uống, theo Mirror.

Một số tác hại khác của việc uống cà phê khi đói

Gây tăng axit trong dạ dày

Caffeine trong cà phê có tác dụng kích thích làm tăng tiết axit dịch vị. Uống một cốc cà phê khi đói sẽ làm cho hàm lượng axit trong ruột tăng lên đáng kể. Do dạ dày thường tiết ra axit hidroclorid (HCl) ở mức độ vừa và phải nhằm giúp việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn. Khi thức ăn chưa được đưa vào dạ dày, loại axit này thường đọng lại, khiến cho dạ dày dễ bị tổn thương.

Vì vậy, đây là nguyên nhân khiến các loại bệnh về đường ruột như ợ nóng, ợ chua, khó tiêu hay loét dạ dày phát triển.

Trầm cảm

Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng vì nghĩ rằng điều này sẽ giúp đầu óc tỉnh táo và làm việc hiệu quả hơn. Tuy nhiên, uống cà phê khi đói sẽ làm giảm khả năng xử lý chất dẫn truyền thần kinh serotonin, một loại hoocmone điều khiển cảm xúc tích cực của con người.

Co nen uong ca phe khi doi khong 3

Uống cà phê khi đói có thể gây bệnh trầm cảm, giảm khả năng xử lý chất dẫn truyền thần kinh serotonin

Khi não bộ không tiếp nhận hoocmone này, nó sẽ gây ra hàng loạt các triệu chứng như lo lắng và trầm cảm. Hơn nữa, uống cà phê khi đói còn kích thích sản sinh ra các hoocmone căng thẳng cortisol và andrenaline trong máu, từ đó càng làm trầm trọng các triệu chứng kể trên. Hậu quả đó là trở nên bồn chồn, hồi hộp, căng thẳng và luôn có cảm giác mệt mỏi.

Mất nước

Theo Tiến sĩ Adam Simon, uống cà phê khi bụng đói sẽ thúc đẩy nhanh quá trình lưu thông nước trong cơ thể, làm cơ thể tiêu hao nước nhanh hơn so với bình thường. Việc lựa chọn cách uống cà phê để giải tỏa cơn khát sẽ càng làm cơ thể mất nước nhanh hơn.

Những ai không nên uống cà phê?

Phụ nữ mang thai

Khi phụ nữ mang thai uống cà phê, chất caffeine có thể trực tiếp đi vào thai nhi thông qua nhau thai và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Nhiều nghiên cứu cho thấy chất kích thích này có thể kìm hãm sự phát triển của thai nhi thông qua các tác động bất lợi lên hệ tim mạch và hệ sinh sản. Nếu người mẹ uống nhiều cà phê lúc mang thai thường có các em bé nhẹ cân hơn so với người không uống.

Co nen uong ca phe khi doi khong 4

Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên uống cà phê

Phụ nữ trong thời kỳ cho con bú

Caffeine có thể thông qua máu đi vào sữa mẹ. Do chức năng chuyển hóa và chức năng bài tiết của thận ở trẻ còn yếu điều này sẽ khiến trẻ khi bú sữa mẹ có thể phát sinh tâm trạng căng thẳng, dễ cáu, lo lắng hoặc hiếu động.

Người khó ngủ

Caffeine có thể gây khó ngủ, tăng số lần tỉnh giấc, giảm độ sâu của giấc ngủ. Uống cà phê thường kèm theo lợi tiểu, cần uống thêm nước, do đó việc đi tiểu nhiều có thể sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Trước khi chuẩn đoán u tủy tuyến thượng thận

Tủy ở tuyến thượng thận sẽ tổng hợp thành adrenalin, mà adrenalin sẽ bị monoamin oxydase phân giải. Sản phẩm phân giải của nó có thể làm căn cứ chẩn đoán u tủy tuyến thượng thận. Sau khi uống cà phê, quá trình phân giải adrenalin trong máu và nước tiểu tăng lên, do vậy có tạo thành dương tính giả đối với u tủy tuyến thượng thận. Hai ngày trước khi thử nước tiểu, ngoài việc không uống cà phê, cần kiêng không uống trà, ăn quýt, chocolate, mứt hoa quả, rau câu…

Co nen uong ca phe khi doi khong 5

Uống cà phê trước khi thử nước tiểu có thể làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm

Người mắc bệnh động kinh

Caffeine có thể kích thích hoạt động của hệ thần kinh trung ương, gây co rút mạch máu, giảm lưu lượng máu ở não, rất bất lợi với người mắc bệnh động kinh.

Người dùng thuốc an thần

Uống cà phê trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc an thần.

Người mắc bệnh loét đường tiêu hóa

Caffeine sẽ kích thích tiết acid gastric gây bất lợi đối với quá trình bình phục của bệnh nhân.

Người mắc bệnh đái tháo đường

Caffeine có thể giảm quá trình tiết insulin trong tuyến tụy, giảm lượng dung nạp glucose khiến đường huyết tăng lên.

Co nen uong ca phe khi doi khong 6

Người mắc bệnh đái tháo đường không nên uống cà phê

Người mắc bệnh cao huyết áp

Caffeine là chất gây co mạch, tăng áp lực của dòng máu, khiến huyết áp tăng. Vì vậy, người mắc bệnh cao huyết áp nên hạn chế uống cà phê hoặc một số loại nước giải khát chứa các chất kích thích.

Người mắc bệnh suy thận

Người mắc bệnh suy thận nếu có hiện tượng potassium huyết cao, cần kết hợp chế độ ăn uống hạn chế potassium. Hàm lượng potassium trong cà phê khá cao vì vậy không nên uống cà phê.

Người mắc bệnh thiếu máu

Khi bổ sung sắt hoặc ăn thức ăn giàu sắt như gan, thận, thịt có màu đỏ sẫm tuyệt đối không nên uống cà phê. Do sắt dễ hấp thu dưới môi trường axit, vì vậy nên uống kèm nước cam hoặc sữa chua thay vì uống cà phê.

Người mắc bệnh sỏi thận

Sỏi thận có thể chia thành sỏi hữu cơ, sỏi base và sỏi canxi oxalat… dựa theo thành phần tạo thành. Đề phòng tái phát sỏi canxi oxalat, ngoài việc uống nhiều nước để giảm nồng độ nước tiểu, không nên ăn thức ăn giàu oxalat. Cà phê chính là thức uống giàu oxalat có ảnh hưởng tiêu cực đến người mắc bệnh sỏi thận vì vậy tuyệt đối không nên uống.

Vận động viên

Caffeine với lượng thích hợp có lợi cho vận động, tuy nhiên nếu hấp thu quá nhiều có thể gây mệt mỏi. Vì vậy, vận động viên tốt nhất không nên uống cà phê và tuyệt đối không nên lạm dụng loại đồ uống này.

comment Bình luận

largeer