Biến dạng do thói quen bẻ ngón tay, chân

Việc bẻ khớp ngón tay, chân để phát tiếng kêu dường như đã trở thành thói quen của nhiều người. Ngoài mang lại cảm giác dễ chịu, đỡ mỏi, hành động nay lại vô tình mang đến những nguy hiểm bất ngờ.
26/10/2020 11:15

Một số liệu thống kê cho biết, ước tính khoảng 30-60% trên tổng dân số thế giới có thói quen bẻ các khớp ngón, cổ tay chân. Đặc biệt với những người làm việc văn phòng thường xuyên phải ngồi một chỗ khiến xương khớp dễ tê cứng dẫn tới đau nhức, mỏi khó chịu.

Thực tế, hành động này giúp các khớp tay linh động hơn khi tác động trực tiếp đến bó gân Golgi ở gần khớp có chứa dây thần kinh quy định cảm giác chuyển động. Gân Golgi khi được kích thích sẽ giúp cơ bắp xung quanh được thư giãn, xua tan mệt mỏi, tăng sinh lực tiếp tục công việc.

be khop ngon tay

Bẻ khớp ngón tay có thể gây nhiều nguy hiểm. (Ảnh: minh họa)

Một số liệu thống kê mới đây cho biết, mỗi ngày khoa Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM điều trị cho 30-40 trường hợp liên quan đến các vấn đề về chức năng cơ - xương - khớp (chiếm 30% tổng số ca bệnh). Nguyên nhân chính là do lạm dụng vặn, bẻ khớp quá mức. Đa số bệnh nhân ở độ tuổi từ 35 trở lên.

Trên Sức Khỏe Đời Sống, Bác sĩ Nguyễn Văn Thanh Hải, Trưởng khoa Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM giải thích: khi hệ thống cơ, dây chằng của cơ thể bị căng liên tục sẽ tạo sự kích thích. Khi đó, theo phản xạ, chúng ta sẽ tự lắc người, bẻ khớp để chống lại hiện tượng trương lực liên tục đó.

Tuy nhiên, việc vặn, bẻ khớp quá mức, không phù hợp sinh lý vận động của cơ thể, hay tập thể dục sai cách sẽ dẫn đến nhiều hậu quả.

Theo nghiên cứu, ở giữa các đốt ngón tay có các khớp xương. Mỗi khớp xương này được cấu tạo bởi 2 mặt khớp bao phủ bởi bao khớp và hệ thống dây chằng có chức năng bó và giữ các khớp. Khi chúng ta thực hiện các hoạt động bình thường như cầm, nắm thì các khớp này sẽ co giãn một cách linh hoạt. Nếu ở yên trong 1 trạng thái hoặc liên tục thực hiện một hoạt động nào đó, các cơ sẽ co giãn liên tục hoặc máu không đến được với các mô gây ra hiện tượng tê mỏi. Những lúc bị tê mỏi việc bẻ các khớp ngón tay sẽ khiến bạn cảm thấy vô cùng thoải mái và dễ chịu.

Tuy nhiên việc bẻ khớp ngón tay có thể gây ra nhiều tác hại:

bien dang ngon tay

Biến dạng ngón tay do bẻ khớp. (Hình minh họa)

Khi chúng ta bẻ khớp, các khớp cơ sẽ bị co giãn đột ngột và gây ra tiếng kêu mà chúng ta thường nghe. Việc bẻ bất ngờ như vậy khiến bao khớp phải chịu một tác động lớn làm cho dây chằng dễ bị giãn và rách nếu quá ngưỡng giãn.

Bẻ khớp liên tục sẽ làm tăng sự cọ xát liên tục và áp lực lên các mặt khớp khiến chúng dần bị hao mòn và có nguy cơ thoái hóa hoặc viêm mặt sụn.

Mỗi lần bẻ khớp, các khớp và tế bào sụn khớp sẽ bị vi chấn thương. Các vi chấn thương này nếu nằm cùng một ổ khớp và tích tụ nhiều lần sẽ làm hao hụt chất sụn. Chất sụn trong khớp có chức năng làm lớp đệm giữa hai đầu xương giúp giảm lực ma sát khi chúng trượt lên nhau làm cho con người có thể dễ dàng đi lại và vận động. Tuy nhiên nếu bị chấn thương, các tế bào sụn này sẽ không có khả năng phục hồi. Do đó, càng bẻ khớp nhiều lần, các tế bào sụn khớp các mất đi nên khi về già sẽ gặp khó khăn để di chuyển.

Thực tế, trong sụn khớp có 2% là tế bào sụn và không có khả năng hồi phục khi bị thương. Nắn, bẻ khớp sẽ làm sụn bào mòn, thương tổn dẫn đến thoái hóa.

Khi đối mặt với nguy cơ mất tế bào sụn, cơ thể sẽ tự phản ứng và làm tăng sinh xương ở vị trí mất sụn, hình thành gai xương. Những gai xương mọc ra sẽ tác động đến các mô xung quanh khớp nên có hiện tượng sưng và đau ngón tay.

Bẻ khớp ngón tay nhiều lần làm cho các khớp bị bè và to ra nên ngón tay sẽ trở nên gồ ghề ở phần đốt gây mất thẩm mỹ. Bên cạnh đó, các khớp xương phì đại khi các mô xung quanh ngày càng sưng to làm cho bạn mất dần cảm giác khi cầm nắm các vật.

Một số liệu thống kê mới đây cho biết, mỗi ngày khoa Phục hồi chức năng - vật lý trị liệu, Bệnh viện Chấn thương chỉnh hình TP HCM điều trị cho 30-40 trường hợp liên quan đến các vấn đề về chức năng cơ - xương - khớp (chiếm 30% tổng số ca bệnh). Nguyên nhân chính là do lạm dụng vặn, bẻ khớp quá mức. Đa số bệnh nhân ở độ tuổi từ 35 trở lên.

 

comment Bình luận

largeer