Có bầu ăn cá chép được không

Có bầu ăn cá chép được không? Cá chép được được xem là thực phẩm thượng hạng dành cho bà bầu, bởi nó cung cấp nhiều vitamin và dưỡng chất mà cơ thể không tự tổng hợp được. Cháo cá chép là món ăn rất tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
01/04/2018 11:16

Giá trị dinh dưỡng của cá chép

Cá chép là loại thủy sản nước ngọt được nuôi nhiều ở khắp nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Cá chép có thể sống ở nhiều điều kiện khác nhau nhưng chúng thích nhất là môi trường nước rộng với dòng chảy chậm, có nhiều trầm tích thực vật như rong, rêu.

Tại Việt Nam, cá chép là món ăn dễ kiếm, rẻ và có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Dân gian Việt Nam rất coi trọng cá chép vàng (họ hàng nhà cá vàng). Cá chép vàng thường được sử dụng để cúng trong ngày 23 tháng Chạp hàng năm. Cá chép vàng được xem là một loại “phương tiện” giúp ông Táo lên Trời báo cáo công việc sau 1 năm ở dưới trần gian.

Tuy nhiên, xét về mặt dinh dưỡng và y học cá chép được xem là một loại thực phẩm và một vị thuốc tuyệt vời cho con người. Từ xưa cá chép đã được sử dụng để làm nguyên liệu chữa bệnh.

Empty

Có bầu ăn cá chép được không? Thịt cá chép có chữa nhiều dinh dưỡng hơn các loại cá nước ngọt khác

Theo y học cổ truyền dân tộc, cá chép được gọi là lý ngư. Thịt cá, vây cá, đầu cá đều được xem là những vị thuốc quý. Thịt cá chép béo ngậy, ít xương dăm, thớ thịt trắng, có mùi thơm.

Trong sách y cổ của Trung Quốc ở thời Lý cũng từng ca ngợi cá chép như sau: Cá chép là dương tính trong âm tính, có tác dụng tiểu tiện. Cho nên có thể sử dụng được cho người bệnh khi lạnh, nước lên thì hỏa hóa, có phát phong hàn, bình phổi thông sữa, làm sạch đường tiêu hóa, bài tiết và trừ khử được tả độc sưng tây… Dân gian Trung Quốc còn coi thịt cá chép là một vị thuốc chữa bệnh phụ khoa cực công dụng.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, cá chép là loại thực phẩm có chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng. Cụ thể, trong 100g thịt cá chép có chứa: Năng lượng 96 kcal; Đạm 16 g; Tro 1.3 g; Canxi 17 mg; Kali 397 mg; Sắt 900 mcg; Nước 78.4 g; Chất béo 3.6 g; Cholesterol 70 mg; Phốt pho 184 mg; Vitamin A 181 mcg…

Đặc biệt, cá chép giòn là loại rất được ưa chuộng trên thị trường hiện nay. Thành phần collagen trong thịt cá chép giòn (colla 2 và colla 1) cao hơn so với cá chép thường lần lượt là 2,8 lần và 5 lần. Hàm lượng canxi trong cá chép thường thấp hơn cá chép giòn khoảng 17,5%. Ngoài ra, người ta còn tìm thấy trong thịt cá chép giòn hàm lượng axit amin rất cao.

Theo các chuyên gia, trong cá chép còn chứa protein amino acid, omega-3, eicosapentaenoic acid (EPA) có tác dụng làm giảm chất béo trong máu, phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, chống ung thư.  Tuy nhiên, cá chép không phải là thực phẩm tốt dành cho người bị bệnh gút, người bị dị ứng cá, người mắc bệnh gan, thận, bệnh nhân có bệnh xuất huyết, chảy máu vì dị ứng, thiếu vitamin C.

Có bầu ăn cá chép được không?

Theo sách cổ, cá chép bổ tỳ vị, lợi tiểu, tiêu phũng, thông sữa, chữa ho… và là một thực phẩm bổ dưỡng cho thai phụ.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, với phụ nữ có thai, cá chép nấu cháo hoặc cá chép hấp nóng sẽ rất bổ máu. Khi ăn đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ sẽ giúp sắc mặt hồng hào, tuần hoàn tốt và dưỡng thai. Không ai có thể phủ nhận được những giá trị mà cá chép mang lại cho bà bầu:

Bà bầu ăn cá chép có tác dụng chống nôn mửa: trong 3 tháng đầu mang thai bà bầu thường xuyên bị chóng mặt, nôn mửa do tình trạng ốm nghen. Song nếu bà bầu sử dụng cá chép hầm cùng sa sâm và gừng sẽ có công dụng kiện tỳ hòa vị, giảm thổn thức, tiêu trừ nôn mửa.

Chữa phù nhũng: Với những bà bầu ở tháng thứ 5 – 6 ăn thịt cá chép còn có tác dụng chống sưng mặt, chân tay sưng phù, tiểu tiện ít. Trong trường hợp này có thể lấy cá chép nấu cùng đậu đỏ, cho thêm gừng, hành vào ăn sẽ giúp giảm phù nhũng cực công hiệu.

Empty

Có bầu ăn cá chép được không? Bà bầu ăn cháo cá chép có tác dụng dưỡng thai

Ngoài ra, bà bầu trong những tháng cuối thai kỳ ăn cá chép còn có tác dụng: chữa ứ huyết, tăng công năng dạ dày, kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn. Đặc biệt, cháo cá chép là món ăn siêu bổ dưỡng có thể sử dụng cho phụ nữ trong thời kỳ mang thai và sau khi sinh.

Tuy có tác dụng tuyệt vời nhưng trước khi chế biến cá chép các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị: bà bầu cần làm sạch ruột cá chép, loại bỏ hoàn toàn mật cá. Bởi trong mật cá chép có trên 90% là chất Cyprinol sulfat, còn lại là các acid mật khác, có thể gây rối loạn tiêu hóa cấp như: đua bụng, buồn nôn, ói mửa, thậm chí tử vong với tỉ lệ cao do suy thận, gan cấp…

Ngoài ra, những ý kiến cho rằng ăn cá chép sinh con ra da trắng hồng, môi đỏ là những quan niệm chưa được kiểm chứng. Vậy nên, khi ăn cá chép bà bầu cần ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh lạm dụng ăn quá nhiều dẫn đến thừa chất, phản tác dụng.

comment Bình luận

largeer