Các bệnh cơ xương khớp phổ biến và biện pháp phòng ngừa

Bệnh cơ xương khớp là tình trạng suy yếu chức năng của hệ thống cơ, xương, khớp, dây chằng và thần kinh. Người bệnh sẽ bị đau, giảm khả năng di chuyển, gây trở ngại trong sinh hoạt hằng ngày và giảm chất lượng cuộc sống. Tuy không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh, nhưng là nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn thế giới.
28/06/2022 15:15

Theo uớc tính của ngành y tế, Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp cao nhất thế giới, đáng lo ngại bệnh không chỉ gặp ở những người cao tuổi, mà có xu hướng xuất hiện nhiều ở người trẻ. Cụ thể, có tới 30% người trên tuổi 35, 60% người trên tuổi 65 và 85% người trên tuổi 85 gặp vấn đề về cơ xương khớp.

1

Việt Nam là những quốc gia có tỷ lệ mắc các bệnh xương khớp cao nhất thế giới

Tuy không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng bệnh cơ xương khớp gây ra hạn chế đáng kể khả năng vận động linh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống của bệnh nhân và có nguy cơ gây tàn phế rất cao. Nhiều nghiên cứu thực tế cho thấy chỉ sau một vài năm phát bệnh, chỉ khoảng 40% bệnh nhân còn chức năng lao động bình thường, thậm chí có đến 16% bệnh nhân mất chức năng đi lại.

Do vậy, nên phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời có thể giảm tối đa những ảnh hưởng nặng nề mà bệnh cơ xương khớp gây ra cho bệnh nhân. Tránh chủ quan trước biểu hiện ban đầu của bệnh và chỉ đến khi bị đau nhức mới tìm cách chữa trị.

Bệnh cơ xương khớp phổ biến tại Việt Nam

Bệnh về cơ xương khớp rất đa dạng với 200 loại bệnh, nguyên nhân gây bệnh do chấn thương như tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, chấn thương thể thao… Bệnh không do chấn thương như bệnh tự miễn hệ thống (viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cột sống, lupus ban đỏ hệ thống, viêm cơ tự miễn, xơ cứng bì), viêm khớp tinh thể (gout), những loại bệnh thoái hóa xương khớp, viêm gân, u xương…

Ở Việt Nam, các bệnh cơ xương khớp phổ biến có thể kể đến như:

Thoái hóa khớp: Đây là một trong số bệnh lý cơ xương khớp thường gặp, do sự tổn thương ở phần sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm và giảm thiểu lượng dịch khớp. Thoái hóa khớp có tiến triển khá chậm, các biểu hiện đặc trưng là các cơn đau âm ỉ tiếp nối giữa hai đầu xương, hiện tượng cứng khớp khi mới thức dậy hoặc đứng, ngồi quá lâu, hoặc sưng ở một hoặc nhiều khớp, phát ra tiếng ở khớp gối khi co duỗi chân và gây khó khăn trong việc vận động.

2

 Tuổi tác, tình trạng béo phì, chấn thương là nguyên nhân thoái hóa khớp

Nguyên nhân phổ biến của thoái hóa khớp là tuổi tác và một số yếu tố khác như di truyền, tình trạng béo phì, chấn thương xảy ra thường xuyên tại khớp, tai nạn thể thao, tai nạn lao động, các bệnh lý khớp viêm như viêm khớp dạng thấp, gout hay nhiễm trùng khớp…

Viêm khớp dạng thấp: Đây là một bệnh lý tự miễn điển hình, diễn biến mạn tính với các biểu hiện tại khớp, ngoài khớp và toàn thân ở nhiều mức độ khác nhau. Bệnh có diễn biến phức tạp và gây ra những hậu quả nặng nề nên cần phải được điều trị tích cực ngay từ giai đoạn đầu bằng các biện pháp điều trị hữu hiệu để làm ngừng hay làm chậm tiến triển của bệnh.

Việc thăm khám và điều trị sớm sẽ làm hạn chế nguy cơ tàn phế và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Bệnh Gout: Là bệnh viêm khớp do vi tinh thể, đặc trưng bởi những đợt viêm khớp cấp tái phát, có lắng đọng tinh thể muối urat natri trong các mô, gây ra do tăng acid uric trong máu. Đây là bệnh do rối loạn chuyển hóa nhân purin, thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa.

Bệnh gout thường gặp ở nam giới, độ tuổi từ 30-60 và yếu tố tác động chủ yếu là do chế độ dinh dưỡng có chứa nhiều purin: gan, thận, tôm, cua,… Ngoài ra, các trường hợp béo phì, uống nhiều bia rượu, mắc bệnh huyết áp cao, hay yếu tố di truyền cũng có thể dẫn tới bệnh gout.

Loãng xương: Tình trạng rối loạn chuyển hoá của xương, dẫn đến tổn thương độ chắc của xương và tăng nguy cơ gãy xương. Bệnh thường gặp ở người già và đối tượng sau mãn kinh, ngoài ra phần nhỏ sẽ do các yếu tố tiền sử gia đình có người bị loãng xương, có thói quen sử dụng rượu, bia, cà phê, thuốc lá,… ít hoạt động thể dục thể thao hoặc do sử dụng thuốc chữa bệnh trong thời gian dài.

Loãng xương là bệnh diễn biến âm thầm không có triệu chứng lâm sàng đặc trưng và chỉ xuất hiện khi đã có biến chứng như: đau xương, đau lưng cấp và mạn tính, biến dạng cột sống: gù, vẹo cột sống, gãy xương và các biểu hiện: đau ngực, khó thở,…

3

Thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất

Thoát vị đĩa đệm: Là tình trạng khi nhân nhầy của đĩa đệm cột sống chệch ra khỏi vị trí bình thường, xuyên qua dây chằng chèn ép vào các rễ thần kinh gây tê bì, đau nhức. Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm do các yếu tố như: di truyền, tư thế sai trong lao động, vận động, thoái hóa tự nhiên, bị tai nạn, chấn thương cột sống. Trên thực tế, thường hay gặp hiện tượng đau lan tỏa từ thắt lưng xuống chân (đau dây thần kinh tọa) do thoát vị đĩa đệm ở cột sống thắt lưng là phổ biến nhất.

Thiểu cơ (Sarcopenia): Là sự giảm khối lượng cơ kèm với suy giảm chức năng của khối cơ, là một yếu tố gây hội chứng yếu cơn dẫn đến nguy cơ gãy xương đặc biệt gãy cổ xương đùi thường gặp, gây tàn tật và tử vong ở người cao tuổi.

Biện pháp phòng ngừa các bệnh cơ xương khớp

Phần lớn các bệnh cơ xương khớp rất khó điều trị dứt điểm, thậm chí có thể phải can thiệp phẫu thuật. Vì thế, nên có biện pháp phòng ngừa như:

Chế độ dinh dưỡng: Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, cá, tôm… và các loại rau quả.

4

Sữa và các chế phẩm từ sữa, các loại hạt, rau củ, cá, tôm… là thực phẩm giàu canxi

Chế độ vận động: Phần lớn người thừa cân, béo phì, ít vận động có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp. Mỗi ngày nên thực hiện những bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ, chạy bộ… để bảo vệ sức khỏe cơ xương khớp.

Chế độ sinh hoạt và làm việc: Cần thay đổi liên tục tư thế, tránh ngồi hay đứng quá lâu, hạn chế làm việc quá sức, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi.

Kiểm soát tốt cân nặng: Vì lực đè nặng lên khớp nên tình trạng béo phì sẽ làm tổn thương tới các khớp. Do đó, phải điều chỉnh cân nặng hợp lý nhằm giảm bớt sức nặng lên khớp.

Bổ sung canxi là vấn đề rất quan trọng giúp hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh cơ xương khớp, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm giúp bổ sung canxi, đặc biệt các sản phẩm sữa dinh dưỡng. Có thể kể đến sản phẩm Milk Codoca Gold Camilk do Công ty Cổ phần NUTRIHEALTH sản xuất.

Sản phẩm Milk Codoca Gold Camilk có thành phần đạm whey cô đặc (Whey Protein) hỗ trợ xây dựng và phát triển khối cơ. Cùng với đó, sản phẩm bổ sung Canxi, Phospho kết hợp với Vitamin D3 và Vitamin K2 (MK7) giúp tăng cường hấp thu Canxi một cách tối ưu, gắn kết canxi vào xương, tạo hệ xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương.

5

Sản phẩm Milk Codoca Gold Camilk hỗ trợ và phòng ngừa các bệnh cơ xương khớp

Ngoài ra, sản phẩm có chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, dựa trên nhu cầu dinh dưỡng dành cho người từ 18 tuổi giúp phục hồi, tăng cường sức khỏe; tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ viêm nhiễm cho cơ thể; giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp và cải thiện trí nhớ.

Thông tin chi tiết xin liên hệ:

* Đơn vị phân phối: Công ty Cổ phần Đầu tư Sức khỏe Cộng đồng.

* Địa chỉ: Số 5/169 Định Công Thượng, phường Định Công, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.

* Hotline: 08888 08881

* Website: visuckhoecongdong.vn

* Facebook: https://www.facebook.com/visuckhoecongdong

 Duy Thái

comment Bình luận

largeer