Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm có tính chất nguy hiểm đến tính mạng. Do bệnh không có triệu chứng rõ ràng nên chỉ khi bệnh ở giai đoạn muộn mới được phát hiện.
08/04/2021 16:47

Máu nhiễm mỡ là bệnh gì?

Máu nhiễm mỡ hay còn gọi là rối loạn lipid máu là sự bất thường trong chuyển hóa lipid, dẫn tới sự thay đổi về chức năng và hoặc nồng độ của cholesterol, triglycerid trong máu. Bệnh nguy hiểm ở chỗ có thể xảy ra với bất cứ ai, và các biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim… xảy ra rất nhanh và bất ngờ, để lại di chứng khôn lường chỉ trong vài phút đến vài giờ nếu không được cấp cứu kịp thời. 

Theo các nhà nghiên cứu, có hai loại cholesterol, LDL và HDL có thể gọi là cholesterol xấu và tốt tương ứng. Cholesterol LDL tích tụ trong thành động mạch, khiến chúng trở nên cứng và thu hẹp. HDL cholesterol làm sạch cholesterol “xấu” dư thừa và di chuyển nó ra khỏi động mạch, trở lại gan của bạn. Tăng lipid máu là do có quá nhiều LDL cholesterol trong máu và không đủ HDL cholesterol để loại bỏ nó.

mau nhiem mo

Hình minh họa.

Ăn quá nhiều thực phẩm chứa lượng chất béo cao làm tăng mức cholesterol LDL trong máu. Đây được gọi là cholesterol cao, còn được gọi là tăng cholesterol máu hoặc tăng lipid máu.

Nếu mức cholesterol LDL quá cao hoặc mức cholesterol HDL quá thấp, chất béo sẽ tích tụ trong các mạch máu của bạn. Các mảng lipid, cholesterol và một số chất khác sẽ bị lắng động trên thành động mạch, hình thành các mảng xơ vữa động mạch, thành mạch máu trở nên dày và cứng hơn.

Các mảng vữa này có thể bị vỡ ra, dẫn đến hình thành cục máu đông làm tắc nghẽn các mạch máu bị tổn thương. Từ đó có thể dẫn đến thiếu máu nuôi các cơ quan do động mạch đó nuôi dưỡng, trong đó quan trọng nhất là tim, não và động mạch chủ, gây ra những biến chứng gây tử vong cao.

Máu nhiễm mỡ có thể xảy ra ở cả người béo và người gầy. Tuổi tác tăng cao cũng là nguy cơ khiến cholesterol tăng cao. Phụ nữ thường có mức LDL thấp hơn nam giới, tuy nhiên, mức LDL ở phụ nữ sẽ có xu hướng tăng sau khi mãn kinh. Người mắc một số bệnh lý như tiểu đường type 2, suy giáp hoặc bệnh thận mạn tính cũng có nguy cơ rối loạn mỡ máu cao hơn bình thường.

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang bị máu nhiễm mỡ

Máu nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ ràng, do đó, chúng ta sẽ khó nhận biết. Chỉ khi bệnh đã trở nên nặng và bộc phát thì người bệnh mới biết. Ở một số trường hợp hiếm sẽ có các khối u dưới da do mỡ tích tụ. Riêng đối với tăng triglyceride, nếu lượng chất béo này quá cao, tuyến tụy sẽ bị sưng gây ra các cơn đau bụng đột ngột, ăn mất ngon, buồn nôn, nôn mửa và sốt. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân bị máu nhiễm mỡ sẽ có các biểu hiện: 

Một số trường hợp bệnh nhân xuất hiện ban vàng dưới da, thể hiện là các nốt phồng nhỏ có bề mặt bóng loáng, màu vàng. Ban vàng dưới da có thể xuất hiện khắp cơ thể, kích thước lớn gây mất thẩm mỹ. 

Huyết áp không ổn định: Một dấu hiệu dễ nhận biết là khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, choáng váng, ăn không tiêu, rối loạn về tiêu hóa, huyết áp không ổn định.

Tê bì, đau nhức chân: Do cholesterol trong máu tăng cao khiến mạch máu bị tắc nghẽn, máu không đưa được đến chân khiến chân bị tê bì, đau nhức, sưng tấy, các khớp ngón chân mệt mỏi. Không những thế, do thiếu máu nên chân và bàn chân cũng dễ bị lạnh hơn. 

Đau ngực: Nhiều người có triệu chứng đau ngực nhưng không nghĩ đã mắc bệnh máu nhiễm mỡ. Bởi những cơn đau thắt ngực do máu nhiễm mỡ không xảy ra thường xuyên, trong thời gian ngắn, tự mất không cần điều trị.

Lưu ý: Do máu nhiễm mỡ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên khi có một trong các triệu chứng trên, chúng ta nên đến cơ sở y tế để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.

Mai Lĩnh (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer