Cách ăn trứng không bị đầy bụng

Thói quen ăn trứng không đúng cách chính là nguyên nhân dẫn đến chứng đầy bụng khó tiêu. Để hạn chế tình trạng này, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người dân nên nắm chắc được quy tắc trong việc chế biến và ăn trứng cùng các loại thực phẩm khác.
21/06/2018 14:32

1. Nguyên nhân ăn trứng gây đầy bụng

Trứng là loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Trong trứng có cả chất đạm, chất béo, vitamin, khoáng chất… Thành phần dinh dưỡng của trứng có cả ở lòng đỏvà lòng trắng.

Mặc dù có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng các chuyên gia dinh dưỡng vân khuyến nghị người dân cần tự xây dựng cho mình một chế độ ăn trứng hợp lý, ăn trứng đúng cách. Bởi ăn trứng sai cách chính là nguyên nhân gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Dưới đây là một số nguyên nhân ăn trứng gây đầy bụng:

  • Ăn trứng luộc quá lâu

Nhiều người quan niệm rằng, trứng phải luộc chín thật kỹ thì mới đảm bảo an toàn và có đủ chất dinh dưỡng khi ăn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng trứng luộc chín quá kỹ ăn không tốt cho hệ tiếu hóa.

Khi luộc trứng quá lâu thì toàn bộ chất sắt trong lòng đỏ của trứng sẽ bị tích tụ lại và gây nên chứng đầy bụng. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy xuất hiện một lớp màng màu xanh, đó chính là sắt được tạo thành.

Empty

Cách ăn trứng không bị đầy bụng. Trứng luộc quá lâu không hề tốt cho hệ tiêu hóa

  • Ngâm trứng trong nước lã

Sau khi luộc chín, nhiều người thường ngâm trứng trong nước lã để cho dễ bóc hơn. Tuy nhiên, đây không phải là việc làm an toàn. Bởi ngâm trứng trong nước lã sẽ khiến nhiều vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào trứng, nếu ăn phải sẽ gây ra một số vấn đề cho hệ tiêu hóa, trong đó có tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

  • Ăn trứng lòng đào

Nhiều người cho rằng ăn trứng chín quá kỹ sẽ rất khô, không ngon nên có thói quen ăn trứng lòng đào.Tuy nhiên, trứng chưa nấu chín vẫn có thể ẩn chứa nhiều vi khuẩn gây hại. Đồng thời, vi chất dinh dưỡng trong trứng không còn nhiều và gây khó khăn cho hệ tiêu hóa.

  • Ăn trứng đã để qua đêm

Trứng luộc, trứng rán để qua đêm thường khiến cho lượng protein trong trứng biến đổi và trở thành các chất độc hại. Khi ăn trứng để qua đêm chúng sẽ dễ gặp các vấn đề về hệ tiêu hóa như khó tiêu, nặng bụng.

  • Ăn trứng luộc với sữa

Theo tiến sẽ Vũ Thị Ngọc Dung – nguyên PGĐ Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội: trứng và sữa là hai thực phẩm kỵ nhau. Lý do bởi thành phần protein sẽ gây cản trở cho quá trình hấp thu chất lactose có nhiều trong sữa gây nên cảm giác khó tiêu, đầy bụng.

2. Cách ăn trứng không bị đầy bụng

Như đã chia sẻ, trứng là thực phẩm tuyệt vời dành cho con người, nhất là trứng gà. Việc tiêu thụ trứng giúp bổ sung nhiều dưỡng chất còn thiếu mà cơ thể không tự tổng hợp được.

Một số nghiên cứu chỉ ra, một quả trứng gà nếu được đun sôi trên 80 độ C thì men antitrypsin có trong lòng trắng trứng sẽ biến mất. Khi đó lòng trắng trứng gà sẽ trở nên an toàn và ngoan lành hon bất kỳ loại thực phẩm giàu protein nào.

Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều nắm được cách ăn trứng an toàn, đảm bảo dinh dưỡng. Để tránh hiện tượng đầy bụng, khó tiêu khi ăn trứng các chuyên gia dinh dưỡng đưa ra khuyến các như sau:

- Người dân khi ăn trứng luộc, trứng rán… thì nên tránh ăn chung cùng với sữa đậu nành, sữa tươi, nước trà, đường. Mặt khác, cũng tuyệt đối không ăn trứng cùng với quả hồng, thịt vịt, thịt thỏ hay tỏi…

- Tuyệt đối không nên ăn trứng luộc quá chín hoặc trứng để qua đêm. Bởi luộc quá chín hay để trứng qua đêm sẽ làm mất nhiều dinh dưỡng của trứng. Đồng thời lúc này cũng là cơ hội sản sinh ra nhiều vi khuẩn không tốt cho sức khỏe.

Empty

Cách ăn trứng không bị đầy bụng.Trứng luộc từ 8 - 10 phút tốt ăn là tốt nhất

- Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu chúng ta ăn trứng gà sống, tỉ lệ chất dinh dương được hấp thu chỉ chiếm 40%, trong khi đó trứng luộc 100%, trưng rán vừa chín 98,5%, trứng ốp la 85%. Vậy nên, ăn trứng luộc là tốt nhất vừa dễ tiêu hóa lại đảm bảo dinh dưỡng. Tuy nhiên, chỉ nên luộc trứng sôi từ 8 – 10 phút.

- Hơn nữa, để tránh đầy bụng thì không nên ăn quá nhiều trứng. Các chuyên gia đưa ra liều lượng và tần xuất phù hợp với từng đối tượng như sau:

Trẻ nhỏ 6 – 7 tháng mỗi lần ăn ¼ lòng đỏ trứng gà, tuần dùng 3 lần

Trẻ em 8 – 9 tháng, mỗi bữa ăn ½ lòng đỏ trứng gà, mỗi tuần ăn 3 lần

Trẻ em 10 – 12 tháng: 1 lòng đỏ trứng gà/bữa, mỗi tuần ăn 1 lần.

Người lớn, mỗi tuần ăn tối đa 3 quả trứng.

comment Bình luận

largeer