3 bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em dễ gây tử vong
Các bệnh đường tiêu hoá ở trẻ em dễ gây tử vong
Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là một trong những bệnh thường gặp nhất ở trẻ em. Một trong những nguyên nhân gây ra đó là do chế độ ăn uống có tác động nghiêm trọng đến hệ tiêu hoá của trẻ. Được biết, trẻ dưới 3 tuổi trung bình mỗi năm mắc 1 - 3 đợt bệnh tiêu chảy.
Thông thường, trẻ mắc tiêu chảy do virus Rota gây ra, các vi khuẩn như E.Coli, tụ cầu, tả, thương hàn. Hơn nữa, thức ăn và đồ uống, đồ chơi của trẻ không đảm bảo vệ sinh rất dễ bị nhiễm khuẩn. Một số trường hợp trẻ sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài cũng có thể khiến trẻ bị tiêu chảy.
3 bệnh đường tiêu hóa ở trẻ em dễ gây tử vong. Bệnh tiêu chảy là bệnh thường gặp vào thời điểm giao mùa
Dấu hiệu trẻ mắc tiêu chảy:
Trẻ có biểu hiện sớm là mệt mỏi, kém ăn, nôn trớ đột ngột
Đau bụng nhiều
Đi ngoài phân lỏng, nhiều lần trong ngày
Cơ thể bị sốt, đổ nhiều mồ hôi
Nếu trẻ mắc tiêu chảy không phát hiện để điều trị kịp thời, cơ thể có thể bị rối loạn các chất khoáng, nhiễm trùng huyết, suy dinh dưỡng, thậm chí mất nước nhiều dẫn đến tử vong.
Cách điều trị và phòng tránh bệnh:
Cần cho trẻ uống nhiều nước hoặc bú nhiều hơn bình thường để tránh mất nước. Có thể chăm sóc bé với gói bù nước hoặc điện giải oresol.
Chia nhỏ bữa ăn cho bé và ăn nhiều hơn, cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để ổn định sức khoẻ. Kẽm góp phần làm giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, giúp làm giảm nguy cơ tiêu chảy trong một thời gian.
Bệnh tiêu chảy thường gặp ở trẻ và rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời
Bệnh kiết lỵ
Đây là bệnh do nhiễm trùng đường ruột gây ra, cụ thể đó là trực khuẩn Shigella thuộc vi khuẩn gram hoặc ký sinh trùng loại đơn bào entamoeba histolytica.
Một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến kiết lỵ ở trẻ nhỏ đó là việc ăn uống không hợp vệ sinh. Nếu không được sơ chế sạch sẽ trước khi nấu hoặc bảo quản cẩn thận sau khi nấu rất dễ bị nhiễm khuẩn từ các con vật nuôi như ruồi, muỗi gaya bệnh ở người.
Dấu hiệu trẻ mắc bệnh kiết lỵ:
Trẻ đi ngoài phân lỏng, xuất hiện chất nhầy kèm theo máu. Hơn nữa, do bệnh về đường tiêu hoá khiến trẻ thường có các cơn đau bụng khó chịu, đặc biệt khi đi ngoài. Trẻ thường có triệu chứng sốt, ói, nôn mửa và biếng ăn. Các mẹ cần chú ý khi trẻ có cảm giác mót rặn.
Trẻ mắc bệnh kiết lỵ nếu kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng như sa hậu môn, viêm đa dây thần kinh do mất nhiều chất bổ dưỡng. Hơn nữa, trẻ có thể bị mắc hội chứng viêm kết niệu đạo kết mạc mắt, rối loạn chức năng vận động của ruột, nặng hơn có thể bị thủng ruột, xuất huyết tiêu hoá.
Bệnh kiệt lỵ nếu kéo dài có thể để lại nhiều biến chứng như sa hậu môn, xuất huyết tiêu hoá
Cách điều trị và phòng tránh bệnh:
Khi trẻ bị sốt cao cần hạ sốt cho trẻ ngay lập tức tránh co giật. Bù nước và điều chỉnh rối loạn điện giải như hạ na tri máu, hạ canxi máu, hạ kali mu, hạ đường huyết.
Bổ sung cho trẻ nhiều chất đạm để ổn định dinh dưỡng. Sử dụng thuốc kháng sinh uống hoặc tiêm tuỳ vào mức độ nặng hay nhẹ của bệnh.
Bệnh tả
Đây là một căn bệnh nguy hiểm có thể làm tử vong nhanh chóng và dễ lây lan thành dịch bệnh. Trẻ mắc bệnh tả thường có triệu chứng như tiêu chảy ra nước, nôn ói liên tục kèm theo đau bụng dữ dội. Hơn nữa, trẻ mắc bệnh tả thường tiêu chảy liên tục, không cầm được, phân toàn nước màu trắng đục. Khi đó, bệnh nhân bị mất nước nhiều, kiệt sức và tử vong rất nhanh. Vi khuẩn hình phẩy (phẩy khuẩn tả) gây ra bệnh này.
Vi khuẩn này xuất hiện ở những nơi dơ bẩn, nguồn nước kém vệ sinh hay thức ăn bị ôi thiu, chưa chín kỹ để ruồi nhặng đậu vào. Nếu để trẻ ăn phải những đồ ăn, đồ uống như vậy vi khuẩn sẽ theo đường thức ăn vào bộ máy tiêu hoá, chúng sẽ phát triển và bài tiết nhiều chất độc gây bệnh làm tử vong, lây lan thành dịch.
Bệnh tả là bệnh đường tiêu hoá ở trẻ em dễ gây tử vong do vi khuẩn xâm nhập
Cách phòng ngừa bệnh:
Cần ăn uống đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, ăn đồ chín và uống nước đã đun sôi. Với những đồ uống giải khát nên uống các loại đã qua xử lý tiệt trùng đóng kín trong lon hoặc chai, không nên cho các em uống các loại nước vỉa hè bụi bặm. Ăn sạch, là ăn các loại thức ăn đã nấu chín không để quá 2 giờ, khi ăn rau sống phải rửa thật kỹ bằng nước muối. Tất cả thức ăn khi chưa dùng đều phải đậy kỹ, tập cho trẻ thói quen rửa tay sạch sẽ trước khi ăn và sau khi đi tiêu.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm