Cách chữa ho có đờm và sổ mũi cho trẻ mà không cần dùng đến kháng sinh

Bị ho, sổ mũi kéo dài không chỉ nguy hại đến sức khỏe của trẻ mà còn khiến trẻ khó chịu, thường xuyên quấy khóc, mệt mỏi, biếng ăn,..Cha mẹ có thể tham khảo một vài cách chữa dứt điểm ho có đờm, sổ mũi mà không cần dùng đến kháng sinh sau đây.
24/11/2020 09:53

Triệu chứng ho có đờm, sổ mũi ở trẻ nhỏ

Ho, sổ mũi là phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các tác nhân bên ngoài môi trường và các loại virus, vi khuẩn gây bệnh, nhằm tống dị vật, đờm ra ngoài đường hô hấp. Ho có thể đi kèm mũi bị nghẹt hoặc chảy nước mũi. Lúc đầu, nước mũi có thể trong nhưng sau có thể đặc lại và chuyển sang màu vàng hoặc xanh. Triệu chứng kèm theo bao gồm cả sốt, hắt xì, ho kéo dài, chán ăn, nôn trớ, quấy khóc,… gây ảnh hưởng đến việc hấp thu dinh dưỡng và cả tinh thần của trẻ. Triệu chứng thường phát nặng hơn khi về đêm, trẻ thở khò khè, tiếng thở lớn. Đây cũng có thể là dấu hiệu của bệnh viêm phổi, viêm phế quản,.. Các bệnh này thường gặp nhiều nhất vào mùa thu đông, thời tiết lạnh , không khí hanh khô.

tre bi ho co dom

Biến chứng của ho có đờm và sổ mũi

Trẻ bị ho có đờm, sổ mũi lâu ngày có thể gây biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm xoang, hen suyễn,… Viêm tai giữa là biến chứng phổ biến nhất, do cấu tạo màng nhĩ của tai trẻ thường ngắn, rộng và nằm ngang nên virus rất dễ xâm nhập vào tai khiến cho tai bị ẩm ướt và vi khuẩn phát triển mạnh hơn. Không những thế, trẻ bị ho có đờm, sổ mũi có thể gây khó thở, khò khè, thở dốc ngay cả khi con không bị hen suyễn. Tình trạng này nếu không được giải quyết triệt để có thể dẫn đến nhiễm trùng thứ cấp trong xoang gây viêm xoang.

Cách phòng tránh ho có đờm, sổ mũi

Ho, sổ mũi là triệu chứng phổ biến mà trẻ có thể gặp phải bất cứ lúc nào, nhưng gặp nhiều nhất vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi đột ngột, chênh lệch nhiệt độ lớn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn có hại phát triển, ảnh hưởng đến súc khỏe củ trẻ. Do vậy cha mẹ cần phải có những biện pháp giúp trẻ phòng tránh ho, sổ mũi khi giao mùa. Rửa tay thường xuyên đối với cả người chăm sóc và trẻ nhỏ. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hợp lý giàu chất xơ và vitamin giúp tăng cường đề kháng cho trẻ. Giữ ấm cơ thể cho trẻ trong những ngày lạnh, đặc biệt là vùng đầu, cổ, ngực, lòng bàn tay, lòng bàn chân,.. Hạn chế tiếp xúc với các mầm bệnh để tránh lây lan các bệnh về đường hô hấp. Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho trẻ để giúp mũi trẻ thông thoáng, dễ thở, các mầm bệnh sẽ được đào thải ra ngoài. Giữ nhà cửa luôn được thông thoáng, sạch sẽ, nhiệt độ môi trường xung quanh trẻ ổn định. Để phòng ngừa các triệu chứng ho, sổ mũi nói chung và bệnh cúm nói riêng, cha mẹ có thể chủ động tiêm phòng vaccine cúm cho trẻ..

Cách chữa ho đờm, sổ mũi cho trẻ

Khi trẻ có dấu hiệu thờ khò khè, có đờm trong họng, bố mẹ đừng vội “cầu cứu” đến kháng sinh, thay vào đó hãy tự tay làm cho trẻ các bài thuốc dân gian đơn giản nhưng hiệu quả sau:

Quất chưng đường phèn

Đây là bài thuốc chữa ho đờm cho trẻ rất hiệu quả, được lưu truyền trong dân gian.

Cách làm: cắt 2 trái quất xanh thành nhiều miếng nhỏ, bỏ hạt. Sau đố thêm chút đường phén vào hấp cách thủy 15-20 phút. Để nguội rồi cho bé uống, ngày 3 lần mỗi lần 1 thia cà phê.

Chanh đào ngâm mật ong

Có rất nhiều cách chữa ho như chanh đào ngâm với mật ong, chanh đào ngâm muối, chanh đào hấp đường phèn,.. Với trẻ dưới 1 tuổi, mẹ nên áp dụng cách chanh đào hấp đường phèn.

Cách làm: Chanh đào đem rửa sạch, cắt thành những miếng nhỏ rồi cho vào chén cùng chút đường phèn. Sau đó hấp cách thủy trong 15-20 phút. Mỗi ngày mẹ cho trẻ uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê. Lá hẹ và đường phèn chọn khoảng 5-10 lá hẹ và lượng đường phèn vừa đủ. Tất cả cho vào cái bát, hấp cách thủy. Sau đó chắt nước cho bé uống. Mỗi lần uống khoảng 2-3 thìa cà phê, ngày uống 2 lần.

Rửa mũi

Thường xuyên rửa mũi cho con bằng nước muối sinh lý giúp làm ẩm niêm mạc mũi, long - loãng đờm khi mũi bị viêm. Súc miếng nước muối: Một cách hết sức đơn giản nhưng sẽ làm dịu cổ họng của bé và loại bỏ được nhiều vi khuẩn gây bệnh. Mẹ cũng có thể cho bé súc miệng nước muối thường xuyên dù bé có bị ho đờm, sổ mũi hay không.

tre bi ho co dom so 2

Uống đủ nước mỗi ngày

Khi bé đước cung cấp đủ nước mỗi ngày, nhất là nước ấm sẽ giúp cho chất nhầy loãng và di chuyển ra ngoài dễ dàng hơn. Ăn thức phẩm tốt cho đường hô hấp: Bạn có thể cho bé ăn những thực phẩm và đồ uống có chứa gừng, chanh và tỏi. Đây là những nguyên liệu tự nhiên giúp trị ho, tiêu đờm.

Vỗ rung long đờm cho bé

Theo Lương y Bùi Hồng Minh, khi trẻ bị ho đờm, cha mẹ có thể thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ. Phương pháp này sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, giúp đờm trong phế quản dễ long hơn đào thải ra ngoài, cũng hạn chế việc trẻ phải sử dụng thuốc. Cha mẹ có thể thực hiện ngay tại nhà cho trẻ.

Cách làm: Thời điểm vỗ rung long đờm tốt nhất trước lúc cho trẻ ăn để tránh làm trẻ nôn trớ, trước khi vỗ rung cha mẹ hút hết đờm dãi khỏi mũi họng của trẻ. Đặt trẻ nằm nghiêng một bên trên giường cứng, không cho trẻ gối đầu. Với trẻ lớn có thể cúi đầu về phía trước hoặc tư thế mẹ bế vác trẻ. Sau đó mẹ khum lòng bàn tay vỗ nhẹ vào lưng trẻ đoạn từ phổi hướng về phía cổ, dùng lực cổ tay vỗ tạo thành tiếng nghe “ bộp bộp”. Vỗ lần lượt từ dưới lên để dẫn lưu đờm từ dưới lên miệng. Vỗ liên tục trong khoảng 3 phút, ngày 2-3 lần. Khi mẹ nhìn thấy đờm trong họng con thì lấy khăn sữa sạch bọc vào đầu ngón tay để móc đờm ra cho trẻ. Với trẻ lớn hơn, mẹ có thể hướng dẫn để trẻ tự khạc đờm. Khi trẻ bị ho đờm, sổ mũi, vỗ rung long đờm là liệu pháp hiệu quả được bác sĩ khuyên áp dụng hiện nay.

Một số lưu ý khác

Khi trẻ ho đờm kéo dài trên 1 tuần và kèm theo các triệu chứng như sốt cao, khó thở, mệt mỏi, bỏ ăn,..các bậc phụ huynh cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở khám chữa bệnh chuyên khoa hô hấp để được khám, chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

Nguyễn Dung

comment Bình luận

largeer