Cách nhận biết viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Viêm tai giữa là một căn bệnh phổ biến thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Căn bệnh này có các triệu chứng làm ảnh hưởng đến khả năng nghe và sức khoẻ của bé.
25/04/2018 22:56

1. Viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Trong tai có một đường ống nhỏ gọi là vòi nhĩ (chuyên khoa gọi là ống Eustachian) đóng vai trò kết nối vùng tai giữa với phần sau của họng và mũi, đồng thời giúp cân bằng áp lực. Tuy nhiên, khi họng và mũi bị ẩm ướt do tiết dịch nhầy sẽ tạo điều kiện môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển.

Do vòi nhĩ của trẻ nhỏ ngắn, rộng và phát triển theo chiều ngang nên khi họng và mũi tiết dịch nhầy, vi khuẩn sẽ dễ dàng bám vào và di chuyển xung quanh khu vực này.

Dịch lỏng từ mũi họng bị mắc kẹt tại bất kì vị trí nào trong khoang tai (chẳng hạn như vùng giữa tai) sẽ đều là cơ hội cho vi khuẩn sinh trưởng. Vì vậy, trẻ nhỏ thường dễ bị mắc bệnh viêm tai giữa.

Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa gây tổn thương và viêm nhiễm xuất hiện trong tai giữa do các loại vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai hoặc từ bên ngoài môi trường xâm nhập vào gây nên. Có hai dạng chính là viêm tai giữa cấp tính và viêm tai giữa có dịch tiết.

Cach nhan biet viem tai giua o tre so sinh 2

Viêm tai giữa là một nhóm các bệnh ở tai giữa gây tổn thương và viêm nhiễm ttrong tai giữa

Viêm tai giữa cấp

Viêm tai giữa cấp là một bệnh nhiễm trùng khởi phát đột ngột thường với triệu chứng đau tai. Viêm tai giữa cấp thường khởi phát nhanh chóng trong thời gian ngắn. Viêm tai giữa cấp với các triệu chứng là ứ đọng dịch trong tai giữa kèm theo các dấu hiệu hay triệu chứng của nhiễm trùng tai.

Màng nhĩ bị phình ra kèm theo đau hay thủng màng nhĩ, thường chảy ra mủ. Ở trẻ em nhỏ đau tai thường làm bé kéo dật tai, khóc nhiều hơn, và ngủ kém. Ngoài ra, còn có khi ta thấy bé sốt và ăn uống kém đi.

Viêm tai giữa có dịch tiết

Viêm tai giữa có dịch tiết thường không có các triệu chứng cơ năng chỉ điểm. Viêm tai giữa dịch tiết là tình trạng tai giữa nhìn thấy dịch không nhiễm trùng trong hơn ba tháng.

Viêm tai giữa sinh mủ mạn tính là bệnh viêm tai giữa kéo dài hơn hai tuần và tình trạng này phải gây ra nhiều đợt chảy mủ ra lỗ tai. Một số trường hợp, nguyên nhân là biến chứng từ viêm tai giữa cấp. Bệnh nhân thường hiếm khi thấy đau tai.

2. Cách nhận biết viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Đau nhức tai, sốt cao

Đau tai là một dấu hiệu chung thường gặp ở bệnh viêm tai giữa. Việc điều trị bệnh sớm cho trẻ sơ sinh sẽ mang lại nhiều hiệu quả hơn. Một trong những triệu chứng mà mẹ thường không thấy khi bé bị viêm tai giữa, đó là sốt. Chỉ trong trường hợp bé bị viêm đường hô hấp nặng thì thân nhiệt của bé lúc này mới tăng lên.

Cach nhan biet viem tai giua o tre so sinh

 Trẻ có triệu chứng đau nhức tai và sốt cao

Ngạt mũi

Mũi của bé là nơi thông báo cho cha mẹ biết bé bị viêm tai giữa. Vì lúc viêm tai giữa thường diễn ra sau khi bé bị cảm lạnh, do đó dịch nhầy chảy ra từ mũi sẽ là dịch nhầy có trong tai bé. Đầu tiên mũi bé hơi nghẹt rồi chảy nước trong, lúc này bé chưa bệnh. Sau một vài ngày, khi dịch nhầy chảy chuyển sang màu vàng hay xanh lá cây là lúc bé bắt đầu nhiễm bệnh và trở nên cáu kỉnh, đồng thời nguy cơ viêm tai giữa tăng cao.

Tỉnh giấc giữa đêm

Ngoài ra, bé thường thức giấc vào ban đêm và cảm thấy đau đớn, đặc biệt khi thời tiết trở lạnh, lúc này báo hiệu tình hình nghiêm trọng của bệnh. Khi bé nằm ngửa, chất dịch trong tai bé sẽ đổ dồn về phía màng nhĩ, gây khó chịu cho bé. Vì vậy, lúc này bé sẽ không muốn nằm ngửa khi ngủ mà sẽ trở mình liên tục, lăn qua lăn lại để giảm bớt áp lực trong tai và làm giảm cơn đau tai.

Cach nhan biet viem tai giua o tre so sinh 3

Cách nhận biết viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh. Bé thường thức giấc vào ban đêm do cảm thấy đau đớn ở tai

Ghèn mắt

Một trong những dấu hiệu khác của viêm tai giữa là mắt của bé sẽ đổ ghèn. Khi thấy bé vừa bị cảm lạnh vừa bị ghèn ở mắt, rất có khả năng bé bị viêm tai giữa. Ở những tháng đầu đời, mắt của bé có thể ra ghèn, trường hợp này do bé bị tắc tuyến lệ. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện cảm lạnh đi kèm, nhất là khi bé đã lớn hơn, điều này cho thấy một vùng xoang hoặc tai của bé đang bị viêm.

3. Điều trị viêm tai giữa đúng cách

Khả năng nghe của bé phụ thuộc vào sự rung đúng nhịp của màng nhĩ và vùng tai giữa. Việc viêm tai tái phát sẽ làm tổn thương màng nhĩ cũng như khả năng rung của nó, điều này sẽ làm khả năng nghe của bé bị kém đi.

Đây chính là lý do tại sao bệnh viêm tai giữa được xem rất nghiêm trọng ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trong giai đoạn bé đang tập nói. Việc thính lực bị giảm sút định kỳ như vậy sẽ làm hạn chế khả năng nói cũng như làm cho bé gặp phải một số vấn đề về ngôn ngữ ở bé, điều này sẽ ảnh hưởng đến việc học tập của bé sau này.

Cach nhan biet viem tai giua o tre so sinh 4

Để có phương pháp điều trị viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh hiệu quả cần đưa bé đến gặp bác sỹ sớm nhất

Để có phương pháp điều trị đúng cách và hiệu quả nhất là cho bé đến bác sĩ chuyên khoa để được khám và có hướng điều trị thích hợp. Bác sĩ sẽ kiểm tra màng nhĩ ở 2 tai và hệ hô hấp của bé để có thể chẩn đoán đúng bệnh và cho đúng thuốc.

Hầu hết các bệnh viêm tai từ nhẹ đến vừa sẽ hoàn toàn khỏi mà không cần điều trị kháng sinh. Do đó, Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo các bác sĩ phương pháp tiếp cận bệnh là "Quan sát và Chờ".

Theo đó, Quan sát ở đây có nghĩa là tập trung vào những biểu hiện của bé, xem bé có bị đau hơn không. Còn Chờ có nghĩa là bác sĩ sẽ không sử dụng kháng sinh ngay cho bé, thậm chí đã xác định được vùng tai giữa của bé có ứ dịch. Sau 2 - 3 ngày mà bệnh của bé không tiến triển, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc việc sử dụng kháng sinh cho bé.

Phòng tránh bệnh viêm tai giữa ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số phương pháp phòng tránh nhằm giúp chất dịch nhiễm khuẩn không làm tổn thương khu vực phía sau màng nhĩ của bé.

  • Cho bé bú mẹ: sữa mẹ cung cấp và tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên cho bé.
  • Cho bé bú bình ở tư thế thẳng đứng (tạo góc nghiêng ít nhất 30 độ) và giữ tư thế đó ít nhất là 30 phút sau khi bú xong.
  • Không để bé tiếp xúc với các chất khả năng kích ứng tạo ra dịch nhầy trong hốc mũi và tai giữa của bé. Để thú nhồi bông, vật nuôi và bất cứ đồ vật gì có lông ở xa chỗ bé ngủ. Lưu ý, tuyệt đối không được hút thuốc xung quanh bé.
  • Hạn chế cho bé ngậm núm vú giả khi bé ngủ ban đêm, đặc biệt là với bé từ 6 tháng trở lên vì nghiên cứu đã cho thấy có mối tương quan giữa việc ngậm núm vú giả và viêm tai giữa.
  • Tăng cường khả năng miễn dịch cho bé bằng cách cho bé ăn nhiều trái cây, rau củ quả và hải sản.
  • Khi bé lớn lên, vòi nhĩ (ống eustachian) sẽ ngày càng dài hơn, hẹp lại và nghiêng hơn. Điều này sẽ gây cản trở cho vi khuẩn và dịch nhầy tấn công vào tai giữa của bé. Bên cạnh đó, bé càng lớn, hệ miễn dịch của bé sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn giúp hạn chế căn bệnh viêm tai giữa.
  • Bệnh viêm tai giữa có nguy hiểm không?
  • Mẹo chữa viêm tai giữa
  • Cách chữa trị viêm tai giữa ở người lớn
comment Bình luận

largeer