Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu dễ mắc bệnh viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như chảy nước mũi, ngạt mũi, chảy nước mắt, đau họng...
09/04/2018 17:28

Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu, chưa được hoàn thiện dễ khiến trẻ mắc bệnh. Dưới đây là một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bện viêm mũi dị ứng ở trẻ em:

Thời tiết thay đổi thất thường, từ nóng sang lạnh khiến cơ địa trẻ chưa kịp thích ứng dễ gây nguy cơ viêm mũi dị ứng.

Viem mui di ung o tre em co nguy hiem khong 2

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra như thời tiết và mắc các bệnh về đường hô hấp

Do tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng như lông chó mèo, phấn hoa, bụi bẩn, bào tử nấm... dễ gây nên tình trạng viêm mũi dị ứng.

Mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản... gây kích thích niêm mạc mũi, hình thành nên bệnh viêm mũi dị ứng.

Triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Trẻ bị mắc viêm mũi dị ứng có thể có các biểu hiện như ngứa mũi, hắt hơi liên tục do niêm mạc bị kích ứng.

Ngoài ra, trẻ cũng rất dễ bị ngạt mũi, chảy nước mũi, đau nhức mũi, đau họng, biếng ăn, người mệt mỏi...

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?

Nhiều người chủ quan viêm mũi dị ứng ở trẻ em là căn bệnh tự xuất hiện và tự khỏi nên không cần điều trị sớm, tuy nhiên bệnh có thể để lại nhiều biến chứng vô cùng nghiêm trọng.

Viem mui di ung o tre em co nguy hiem khong 3

Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không? Nếu để tình trạng kéo dài có thể dẫn đến bệnh mạn tính

Bệnh viêm mũi dị ứng làm ảnh hưởng đến sinh hoạt nghỉ ngơi của trẻ dẫn đến việc hấp thu các chất ở trẻ trở nên chậm và quá trình phát triển của trẻ cũng chậm hơn so với lứa tuổi bình thường.

Viêm mũi dị ứng nếu không được điều trị sớm sẽ tiến triển thành bệnh mạn tính có khả năng gây ra một số căn bệnh khác như viêm xoang, viêm tai mũi họng, ho, nguy hiểm hơn là những căn bệnh mạn tính về sau...

Cách điều trị viêm mũi dị ứng ở trẻ

Khi trẻ bị viêm mũi, nên nhỏ mũi hàng ngày cho trẻ bằng dung dịch muối, mỗi ngày từ 3 - 4 lần cho trẻ cho tới khi hết chảy nước mũi. Cần chú ý nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng của trẻ, bao gồm thịt cá, trứng, đậu, rau củ quả chín … để giúp trẻ nhanh hồi phục hơn.

Trường hợp trẻ bị sốt trên 38 độ, cần hạ sốt cho trẻ bằng cách lau mát cho trẻ. Dùng thuốc hạ sốt trong trường hợp cần thiết và chú ý theo chỉ định của bác sỹ. Khi lau mát cho trẻ nên dùng khăn bông nhúng nước ấm, vắt kiệt nước và lau khắp người cho trẻ.

Viem mui di ung o tre em co nguy hiem khong 4

Có thể sử dụng nước muối sinh lý để rửa mũi cho trẻ em

Cho trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, giữ không khí trong phòng thoáng nhưng tránh gió lùa. Theo dõi nhiệt độ cho trẻ thường xuyên, nên cho trẻ uống nhiều nước vì sốt rất dễ làm cơ thể trẻ mất nước. Nếu trẻ đang bị viêm mũi kèm triệu chứng sốt cao cần đề phòng biến chứng và tốt nhất đưa trẻ tới gặp bác sỹ để được khám và điều trị.

Theo các bác sỹ chuyên khoa Nhi, nhiều biện pháp mà các bà mẹ áp dụng để điều trị viêm mũi không tốt cho sức khỏe của trẻ. Cụ thể:

Nhỏ nước tỏi ép vào mũi bé

Nhiều bà mẹ thường truyền nhau cách ép nhánh tỏi rồi trộn với nước muối sinh lý nhỏ vào mũi của bé để trị chứng hắt hơi, sổ mũi. Tuy nhiên, BS. Nguyễn Văn Lộc - nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, đây là quan niệm sai lầm.

Tỏi chứa chất Allicin có thể diệt vi trùng và vi nấm. Nó có thể phòng ngừa cúm và điều trị cúm. Tuy nhiên, việc nhỏ nước tỏi ép vào mũi rất nguy hiểm vì nó dễ gây nóng rát, phù nề làm bỏng niêm mạc mũi của trẻ. Với trẻ dưới 3 tuổi niêm mạc mũi còn mỏng dễ dẫn đến nguy cơ bị bỏng nhiều hơn, đặc biệt là nước tỏi đậm đặc. Ngay cả với người lớn, nếu dùng nước ép tỏi nhỏ mũi nồng độ quá đặc cũng dễ bị bỏng niêm mạc mũi.

Khi niêm mạc mũi bị bỏng rộp, nếu không phát hiện điều trị sớm, có thể dẫn tới hoại tử.

Rửa mũi quá nhiều

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai), nhiều cha mẹ rửa mũi hàng ngày cho bé dù con không bị ngạt mũi hay viêm mũi để phòng tránh các bệnh về đường hô hấp. Tuy nhiên, đây cũng là sai lầm làm hại tới trẻ. Mũi của trẻ và người lớn cũng như nhau, bình thường có cơ chế tự làm sạch.

Viem mui di ung o tre em co nguy hiem khong 5

Tránh lạm dụng việc rửa mũi cho trẻ vì có thể ảnh hưởng đến niêm mạc mũi

Rửa mũi nhiều làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi. Trong khi đó, chất nhầy này có tác dụng tạo độ ẩm, ngăn chặn bụi bẩn. Nếu mất đi chất nhầy này, trẻ càng dễ bị khô mũi, nhiễm khuẩn mũi, gây tổn thương niêm mạc mũi, dễ bị viêm hơn. Việc dùng quá thường xuyên cũng có thể làm teo niêm mạc mũi, ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác.

Chỉ nên dùng nước muối sinh lý rửa sạch trước khi nhỏ thuốc trị ngạt mũi khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi, có nước mũi trong, mũi đặc… Lưu ý, trước khi nhỏ nước muối vào mũi, nếu trời lạnh các mẹ nên ngâm lọ nước muối sinh lý vào nước nóng cho ấm lên rồi nhỏ cho trẻ mỗi bên mũi chừng 1/3 - 1 lọ tuỳ theo độ tuổi. Rửa khoảng 3 - 4 lần/ngày.

Hút mũi cho trẻ

Bác sĩ Lộc cho hay, trẻ khi sổ mũi thường dễ bị ngạt mũi hay nhiều đờm gây khó thở, khò khè. Khi thấy trẻ có những biểu hiện vậy, nhiều phụ huynh thường tự xử trí bằng cách đưa miệng hút mũi cho em bé nhưng khi cha mẹ dùng miệng hút mũi bé có thể khiến mầm bệnh trong miệng lây cho bé. Do đó, cách làm này sẽ khiến bệnh của trẻ nặng thêm.

Ngoài ra, việc sử dụng hút mũi hay xilanh đưa nước vào khoang mũi cũng cần lưu ý. Nếu làm không đúng sẽ rất nguy hiểm, có thể làm trẻ sặc và nước sẽ tràn vào màng phổi. Mỗi lần chọc sâu ống hút vào mũi trẻ để hút đồng thời có thể hút niêm mạc mũi lên. Nếu làm nhiều lần sẽ gây phù nề niêm mạc mũi nhiều hơn mà nghẹt mũi vẫn kéo dài, không tốt cho trẻ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi.

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi

Việc lạm dụng các loại thuốc nhỏ mũi không theo chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc có chứa corticoid, kháng sinh… khi chưa tìm nguyên nhân để điều trị. Theo các bác sĩ, những thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid chỉ được dùng dưới 7 ngày và nhất định phải theo chỉ định của bác sĩ.

Viem mui di ung o tre em co nguy hiem khong

Lạm dụng thuốc nhỏ mũi trị viêm mũi dị ứng cho trẻ có thể làm tổn thương khu trú ở mũi

Thuốc coricoid nếu dùng không đúng sẽ gây một số biến chứng, nhất là ở trẻ em như ức chế vỏ thượng thận tiết hoocmone làm tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăng đường huyết… Đặc biệt, khi có các tổn thương khu trú ở mũi mà dùng thuốc nhỏ mũi có chứa corticoid sẽ ức chế sự lành vết thương.

Nếu lạm dụng thuốc co mạch có hoạt chất là Xylometazoline 0.05% - 0.1% (biệt dược Otilin, Otdin, Coldi-B…) trẻ dễ bị ngộ độc thuốc. Tốt nhất khi trẻ sổ mũi và đau họng kéo dài, sốt cao… cần đưa đi khám để tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Cách phòng bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em

Khi trẻ đi ra ngoài về hoặc sau khi tham gia các hoạt động ngoài trời nên xịt rửa mũi bằng nước muối sinh lý để loại bỏ dị nguyên gây bệnh.

Cần giữ ấm cho trẻ khi trời lạnh và tránh gió lùa khi thời tiết thay đổi. Đặc biệt lúc trẻ đi ngủ, cần lưu ý không để trẻ bị ướt và lạnh.

Viem mui di ung o tre em co nguy hiem khong 6

Thực hiện các phương pháp phòng tránh bệnh viêm mũi cho trẻ

Vệ sinh nhà cửa cho thoáng mát, tránh nấm mốc phát triển. Giặt ga, gối, thảm trải sàn cho trẻ thường xuyên để tránh bụi bẩn.

Hạn chế cho trẻ tiếp xúc với các loài vật nuôi và tránh các loại hoa phát tán nhiều phấn khi trẻ có dấu hiệu bị dị ứng.

Chú ý đến chế độ dinh dưỡng của trẻ để tăng sức đề kháng cho trẻ.

comment Bình luận

largeer