Cách sơ cứu khi bị bong gân

Cách sơ cứu khi bị bong gân. Trong lao động, sinh hoạt, chơi thể thao nếu không đúng cách rất dễ bị bong gân. Việc biết cách sơ cứu kịp thời khi bị bong gân có thể giúp nạn nhân tránh những tổn thương nặng về sau.
27/03/2018 12:27

Bong gân là gì?

Dây chằng là những dải băng dai và có độ đàn hồi cao bám vào xương. Chúng giữ cho các khớp ở đúng vị trí của nó. Bong gân là những tổn thương dây chằng do sự kéo giãn quá mức gây ra. Khi bị bong gân, dây chằng có thể bị rách hoặc đứt lìa hoàn toàn.

Bong gân hay xảy ra nhất ở mắt cá chân, đầu gối hoặc cung bàn chân. Các trường hợp dẫn đến bong gân như chơi thể thao, tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hằng ngày.... Khi bong gân dây chằng bị bong sưng lên nhanh chóng và rất đau.

cach so cuu khi bi bong gan

Cách sơ cứu khi bị bong gân. Bong gân là những tổn thương dây chằng do sự co giãn quá mức gây ra

Nói chung càng đau nhiều thì tổn thương càng nặng. Với phần lớn trường hợp bong gân nhẹ, bạn có thể tự điều trị.

Bong gân thường chia ra 3 cấp độ:

– Cấp độ 1: Dây chằng chỉ bị giãn dài một ít, được coi là nhẹ.

– Cấp độ 2: Dây chằng bị rách một phần, dấu hiệu nặng.

– Cấp độ 3: Dây chằng bị đứt hoàn toàn, dấu hiệu rất nặng.

Cách sơ cứu khi bị bong gân

- Ngưng chơi thể thao hoặc các hoạt động vùng khớp bị tổn thương. Hạn chế cử động chỗ bong gân để tránh tổn thương. Đôi khi cần phải dùng nẹp cố định nếu khớp bị lỏng lẻo hoặc đau nhiều.

- Kê hoặc nâng cao nhẹ nhàng nơi bị tổn thương để ngăn chặn hoặc hạn chế sưng.

- Chườm nước đá hoặc nước lạnh lên khớp bị đau. Làm lạnh vùng bong gân trong 10 – 15 phút để làm bớt đau và giảm sưng. Cố gắng chườm đá càng sớm càng tốt sau khi bị thương. Nếu bạn dùng đá, hãy cẩn thận không dùng quá lâu vì có thể gây tổn thương mô.

- Băng, ép nhẹ vùng bong gân: Dùng băng cuộn hay vải, băng thun, băng ép khớp bị bong gân lại. Làm như vậy sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và nâng đỡ chỗ bị tổn thương. Băng ép vùng bị thương bằng băng chun, băng cuốn hoặc băng ống làm từ sợi chun hoặc neopren là tốt nhất.

cach so cuu khi bi bong gan 2

Cách sơ cứu khi bị bong gân. Chườm đá lạnh vào chỗ bị thương để giảm đau và sưng

- Sau khi băng, hỏi nạn nhân xem có bị tê các đầu chi không để điều chỉnh độ mở của băng sao cho phù hợp. Người thực hiện cũng cần quan sát các đầu chi xem có bị tái nhợt không, nếu có cần băng lỏng hơn.

- Để các chi bị tổn thương nghỉ ngơi. Những vần cần tập vận động ngay sau khi bớt đau. Trường hợp nặng cần đến bệnh viện để xử lý.

- Gọi cấp cứu ngay nếu như nạn nhân có các biểu hiện:

+ Có tiếng khục khi khớp bị thương, hoặc không thể cử động được khớp. Điều này có thể có nghĩa là dây chằng đã bị đứt hoàn toàn. Trên đường tới bác sỹ, hãy liên tục chườm lạnh.

+ Có dấu hiệu sốt, vùng bị bong gân đỏ và nóng. Đây có thể là dấu hiệu vết thương bị nhiễm trùng.

+ Trường hợp bị bong gân nặng, điều trị không thích hợp hoặc chậm trễ có thể làm khớp mất ổn định lâu dài hoặc đau mạn tính.

+ Tình trạng bong gân không đỡ sau 2-3 ngày đầu.

Cần lưu ý: Không nên thoa bóp dầu nóng và không nên cố gắng nắn khớp.

Đối với những trường hợp bong gân nhẹ, thời gian bất động thường lá 4 tuần. Với người cao tuổi thì thời gian có thể lâu hơn. Sau đó người bệnh có thể vận động nhẹ ngàng và sau 8 tuần có thể chơi thể thao bình thường.

Những trường hợp bị tổn thương dây chằng nhưng không điều trị đúng sẽ dẫn dến xơ hóa dây chẳng gây đau mãn tính và khó vận động. Trường hợp này sẽ phải phẫu thuật để tạo hình lại dây chằng.

comment Bình luận

largeer