Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm. Ngộ độc thực phẩm nếu bị nặng có thể dẫn tới tử vong, nhẹ cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần bệnh nhân. Việc trang bị cho mình một số kiến thức về các bước sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết.
23/03/2018 23:05

Nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống phải thực phẩm nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc có chứa chất độc, thức ăn ôi thiu... Có nhiều nguyên nhân gây ra ngộ độc có thể kể như:

- Do ký sinh trùng: do vi khuẩn và độc tố của vi khuẩn; do virút; do ký sinh trùng; do nấm mốc và nấm men. Bởi vậy bạn nên chọn thực phẩm tươi sạch, ăn chín uống sôi, bảo quản thức ăn đúng cách và không sử dụng thức ăn ôi thiu....

- Do thức ăn biến chất, ôi thiu: Thực phẩm để lâu hoặc bị ôi thiu sẽ phát sinh ra các chất độc. Các chất này thường không bị phá hủy hay giảm khả năng gây độc khi được đun sôi.

cach so cuu khi bi ngo doc thuc pham

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm. Thực phẩm bẩn tràn lan khiến ngộ độc thực phẩm ngày càng nhiều và nguy hiểm hơn

- Do ăn phải thực phẩm có sẵn chất độc như: cá nóc, cá cóc, mật cá trắm, nấm độc, khoai tây mọc mầm, một số loại quả đậu….

-  Do nhiễm các chất hóa học: do ô nhiễm kim loại nặng (thực phẩm được nuôi trồng, chế biến tại các khu vực mà nguồn nước, đất bị ô nhiễm các loại kim loại nặng); do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y; do phụ gia thực phẩm; do các chất phóng xạ.

Nhận biết bị ngộ độc thức ăn

Sau khi ăn hay uống một thực phẩm bị nhiễm độc (sau vài phút, vài giờ, thậm chí có thể sau một ngày), người bệnh đột ngột có những triệu chứng: buồn nôn và nôn ngay, có khi nôn cả ra máu, đau bụng, đi ngoài nhiều lần (phân nước, có thể lẫn máu), có thể không sốt hoặc sốt cao trên 38 độ C. Hoặc bệnh nhân cũng có các triệu chứng khác tùy theo nguyên nhân gây ngộ độc.

Thức ăn, nước uống là nguồn thực phẩm cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể hoạt động và phát triển. Khi thực phẩm bị nhiễm hóa chất với nồng độ quá mức cho phép sẽ gây ngộ độc, nguy hiểm cho cơ thể. Chúng không chỉ gây ra những triệu chứng ngộ độc cấp tính do các cơ quan bị tổn thương nhỉ dạ dày, ruột. Mà chúng còn có khả năng tích lũy, tồn lưu hóa chất trong cơ thể gây độc hại cho tế bào, biến đổi gen gây ung thư...

Sơ cứu người bị ngộ độc thực phẩm

Cho người bệnh nghỉ ngơi và gây nôn

- Đầu tiên cho người bệnh nghỉ ngơi và uống nhiều nước, có thể cho bệnh nhân uống một cốc nước muối loãng.

- Kích thích vào cổ họng nạn nhân để gây nôn. Có thể dùng ngón tay chặn xuống lưỡi bệnh nhân cho đến khi nôn ra được. Khi tiến hành gây nôn phải cho nạn nhân nằm nghiêng, kê cao đầu để chất nôn không bị trào ngược vào phổi.

- Chỉ gây nôn với bệnh nhân còn tỉnh, nếu nạn nhân bất tỉnh nếu gây nôn có thể gây sặc thức ăn và tắc đường thở.

- Trong trường hợp không nôn được, cho người bệnh uống than hoạt tính. Tác dụng của than hoạt tính là hút các chất độc ngăn không cho chất độc thấm vào máu.

Cho uống nhiều chất lỏng và nước oresol

- Khi bệnh nhân nôn được, hãy cho bệnh nhân uống nhiều chất lỏng.

- Pha một gói oresol với 1 lít nước cho nạn nhân uống. Hoặc bạn cũng có thể pha 1/2 thìa muối, 4 thìa đường với một ít nước cho bệnh nhân uống.

cach so cuu khi bi ngo doc thuc pham 1

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm. Bước đầu tiên khi sơ cứu ngộ độc thực phẩm là gây nôn

Đặt người bệnh nằm ngửa, đầu thấp

- Chọn tư thể nằm ngửa, đầu thấp cho người bệnh nằm. Để ý nếu thấy có biểu hiện nghẹt thở nên kéo lưỡi bệnh nhân ra ngoài để tránh lưỡi bị thụt vào gây ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng.

Theo dõi nhịp tim

- Thường xuyên theo dõi nhịp đập của tim bệnh nhân, để có thể hô hấp kịp thời khi cần thiết.

Đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế

Sau khi tiến hành sơ cứu, nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế gần nhất để bác sỹ tiến hành rửa ruột hoặc các biện pháp điều trị cần thiết cho bệnh nhân.

Phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để hạn chế bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ghi nhớ những điều sau:

- Chọn thực phẩm sạch và hạn chế ăn thức ăn đường phố không rõ nguồn gốc.

- Dùng nước sạch khi rửa thức ăn và vệ sinh đồ nấu nướng.

- Thực hiện ăn chín uống sôi

- Rửa tay trước và sau khi ăn, sau khi đi vệ sinh.

- Giữ nhà bếp sạch sẽ

- Không ăn thức ăn ôi thiu, nấm mốc.

comment Bình luận

largeer