Cách sơ cứu khi trẻ nhét dị vật vào tai, mũi

Cách sơ cứu khi trẻ nhét dị vật vào tai, mũi. Trẻ nhỏ luôn tò mò về thế giới xung quanh, đặc biệt là hay bị thu hút bởi những vật nhỏ nhắn. Việc chúng có thể nhét những đồ vật này vào lỗ tai, mũi là điều khó tránh khỏi.
24/03/2018 14:10

Trẻ là đối tượng hiếu động và luôn tò mò bởi thế giới xung quanh. Đặc biệt chúng dễ bị thu hút bởi những vật nhỏ nhắn, xinh xinh. Do vậy chúng có thể cho vào miệng để ngậm, nuốt hoặc nhét vào lỗ tai, mũi…

Việc trẻ nhét vật là vào tai, mũi vô cùng nguy hiểm, nếu như cha mẹ không phát hiện kịp thời và không có cách xử lý phù hợp thì có thể dẫn tới viêm mũi, viêm tai, nghẹt thở, thậm chí gây tử vong.

cach so cuu khi tre nhet di vat vao tai mui

Cách sơ cứu khi trẻ nhét dị vật vào tai, mũi. Trẻ nhét vật lạ, đồ chơi vào tai, mũi là trường hợp rất phổ biến

Dấu hiệu nhân biết dị vật có tong tai, mũi của trẻ

Dị vật trong mũi:

- Bé chảy nước mũi một bên. Bị hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, và khi thở có âm thanh khác thường.

- Nếu để vài ngày, mũi của trẻ sẽ sưng lên, viêm tấy, có mùi tanh, thậm chí có cả mủ.

- Trường hợp nặng hơn, trẻ sẽ bị sốt, đau đầu, có thể bị chảy máu mũi.

Dị vật trong tai

- Trẻ sẽ nói với bố mẹ có vật lạ trong tai, kêu đau tai, quấy khóc và hay dùng tay để đụng, kéo tai.

- Trường hợp nặng hơn, tai trẻ sẽ bị chảy nước, bé cảm thấy khó chịu, đau nhức.

Cách sơ cứu khi trẻ nhét vật lạ vào tai

- Đầu tiên cần giữ tâm lý thoải mái cho trẻ. Trấn an trẻ bởi nếu để trẻ khóc sẽ vô tình khiến cho trẻ hít sâu hơn, vật lạ lại vào sâu trong mũi hơn.

- Quan sát thấy vật lạ trong mũi, tai bé là gì, nằm ở vị trí nào thì cần có cách xử lý thích hợp để không gây nguy hiểm cho con.

- Dị vật nằm trong mũi:

+ Dùng ngón tay đè lên mũi không có dị vật, sau đó yêu cầu trẻ xì thật mạnh.

+ Bạn cũng có thể yêu cầu con bịt chặt hai tai, rồi dùng một tay ấn chặt mũi không có dị vật. Thổi thật mạnh vào miệng để dị vật trong mũi bắn ra ngoài, bởi vì tai-mũi-họng thông với nhau.

- Dị vật nằm trong tai:

+ Cho trẻ nghiêng đầu về phía tai có dị vật, lắc nhẹ đầu và dùng tay kéo nhẹ nhàng tai trẻ để dị vật rơi ra ngoài.

+ Nếu dị vật không thể tự rơi ra thì bố mẹ nên trấn tĩnh con, cho trẻ ngồi yên để dùng kẹp gắp dị vật ra.

+ Nếu dị vật là côn trùng, bạn dùng đèn pin soi vào chúng để chúng thấy ánh sáng thì tự bò ra ngoài.

+ Nếu côn trùng vẫn không chịu tự bò ra khỏi tai theo đường sáng thì bạn có thể nhỏ nước muối loãng hoặc nước sạch vào tai cho bé. Để con nằm nghiêng về bên đối diện để côn trùng có thể tự bò ra  ngoài.

- Nếu vật lạ nằm sâu trong tai mà không thể quan sát và tự lấy được thì cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để lấy ra. Tuyệt đối không dùng sức để cố lấy dị vật ra khỏi tai, mũi của các con.

Có nhiều trường hợp bố mẹ cố gắng lấy dị vật ra khỏi tai, mũi cho con nhưng không thành công. Lại vô tình khiến cho tình trạng phức tạp hơn và trẻ gặp nguy hiểm.

cach so cuu khi tre nhet di vat vao tai mui 1

Cách sơ cứu khi trẻ nhét dị vật vào tai, mũi. Hướng dẫn trẻ trẻ xì mạnh để thổi dị vật ra

Phòng chống tai nạn trẻ nhét dị vật vào tai, mũi

- Kiểm tra đồ chơi của bé xem có phù hợp với lứa tuổi hay không.

- Cần chú ý, quan sát khi trẻ chơi một mình.

- Cách tốt nhất là nên dạy trẻ nhận thức được việc nhét đồ chơi, vật lạ vào tai, mũi mình là việc xấu, nguy hiểm, bé không được làm thế.

- Thường xuyên hỏi han con xem có thấy khó chịu hay đau nhức ở đâu mỗi khi đi chơi hay đi học về.

Do trẻ thích khám phá lại hiếu động nên dễ nhét vật lạ vào tai, mũi. Tuy nhiên, nhiều trẻ sau khi nhét dị vật vào tai, mũi là quên mất và không hề thấy điều gì bất thường, đây thực sự là việc làm nguy hiểm.

Do vậy cha mẹ thường xuyên quan sát con chơi đùa, nếu thấy con có những biểu hiện lạ cần kiểm tra ngay xem có vật gì bất thường hay không. Nếu trường hợp không thể quan sát được bằng mắt thường, bạn nên đưa con đến gặp bác sĩ để được kiểm tra chính xác.

comment Bình luận

largeer