Cách sơ cứu khi bé bị ngộ độc hóa chất

Cách sơ cứu khi bé bị ngộ độc hóa chất. Trong căn nhà bạn luôn tồn tại những loại hóa chất gây ngộ độc như bột giặt, nước rửa chén, nước lau kính... Các chất này nếu bị trẻ uống phải sẽ rất nguy hiểm. Nếu không được sơ cứu kịp thời, nguy cơ tử vong cũng sẽ rất cao.
25/03/2018 11:46

Nguyên nhân gây ngộ độc

Trẻ là đối tượng đang trong độ tuổi tò mò, thích khám phá nên rất dễ vô tình nốt phải những hóa chất độc hại có trong gia đình như:  thuốc diệt chuột, dầu hỏa, xà phòng, nước rửa chén… Bởi người lớn thường chủ quan để những lọ hóa chất này những nơi trẻ nhìn thấy và dễ lấy. Do vậy sự tò mò của trẻ chính là nguyên nhân gây ra ngộ độc hóa chất ở trẻ.

cach so cuu khi bi ngo doc hoa chat

Cách sơ cứu khi bé bị ngộ độc hóa chất. Trẻ sẽ thấy đau bụng, la khóc khi bị ngộ độc hóa chất

Dấu hiệu nhận biệt ngộ độc hóa chất

- Dấu hiệu về tiêu hóa:  Trẻ thấy đau họng, buồn nôn và ói mửa, môi và lưỡi đỏ, bị phồng rộp và có khi chảy máu. Cơn đau khu trú vùng thượng vị, mũi ức hoặc đau lan tỏa cả vùng bụng.

- Dấu hiệu về hô hấp: Trẻ thở khó khăn, thở nhanh, mặt tím tái, cánh mũi phập phồng, cơ hô hấp ở cổ, hõm ức bị co kéo chính là dấu hiệu của suy hô hấp. Ngoài ra còn có thể nghe thấy tiếng thở rít do co thắt thanh quản tạo ra.

- Các dấu hiệu khác: Da trẻ tái lạnh, nhợt nhạt, có trường hợp nổi những vân tím trên da. Trẻ bị ngộ độc hóa chất có thể bị rối loạn ý thức, hốt hoảng, la khóc, và cũng có thể bị hôn mê.

Cách sơ cứu khi trẻ bị ngộ độc hóa chất

- Đầu tiên bố mẹ cần cho bé uống nhiều nước hoặc sữa ngay khi phát hiện trẻ uống nhầm hóa chất. Cách này giúp pha loãng chất độc. Hầu hết ở các trường hợp trẻ uống nhầm hóa chất gia dụng như: xà phòng tắm, dầu gội đầu, nước lau sàn…chỉ cần cho uống nhiều nước hoặc sữa để pha loãng hóa chất. Chúng làm giảm kích thích niêm mạc cho bé. Cha mẹ nên cho bé uống từ từ từng chút một để tránh làm trẻ bị sặc.

- Nếu bé tỉnh táo cần tiến hành gây nôn. Bố mẹ lấy khoảng 200-300ml nước muối pha loãng cho trẻ uống. Sau đó dùng ngón tay ngoáy họng để trẻ nôn ra hóa chất. Nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm trầy xước, tổn thương cổ họng. Với những loại hóa chất có tính ăn mòn mạnh như axit, bazơ hoặc xăng dầu thì không nên gây nôn cho trẻ.

- Nếu bé bị ngộ độc kim loại như chì, thủy ngân…thì có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4-10g Natri sunfat để tạo phản ứng kết tủa. Điều này hạn chế sự hấp thu chất độc ở dạ dày, ruột.

- Sau khi sơ cứu kịp cho bé xong, bố mẹ cần trấn an để con không sợ hãi, tìm cách xác định loại hóa chất mà trẻ đã uống phải một cách nhanh nhất.

- Khi đã sơ cứu nhưng trẻ vẫn trong tình trạng suy hô hấp, mạch đập bất thường, vã mồ hôi thì bố mẹ, người thân cần nhanh chóng chuyển bé đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị.

cach so cuu khi bi ngo doc hoa chat 1

Cách sơ cứu khi bé bị ngộ độc hóa chất. Tìm cách gây nôn để trẻ nôn ra hết chất độc đã nuốt vào

Phòng tránh ngộ độc cho bé

- Để các loại hóa chất gia dụng ở những nơi kín đáo, xa tầm với của trẻ nhỏ. Những hóa chất có độc tính cao cần để nơi riêng biệt và có khóa cẩn thận.

- Không đựng đồ uống vào những chai lọ đã từng đựng hóa chất. Cũng không nên cho hóa chất vào chai lọ từng đựng đồ uống, dễ gây nhầm lẫn.

- Tránh để các loại hóa chất trong khu vực bé thường vui chơi, qua lại. Đặc biệt không nên để trẻ tự chơi một mình, cần có sự giám sát của người lớn.

Chúc bé yêu của gia đình luôn khỏe mạnh và phát triển tốt.

comment Bình luận

largeer