Cách sơ cứu khi bị điện giật
Sơ cứu nạn nhân khi bị điện giật
Ngắt nguồn điện
Điện từ mạnh sẽ tác động xấu đến cơ thể, một số trường hợp còn gây ra ngưng tuần hoàn hô hấp. Bởi vậy, khi gặp người bị điện giật, đầu tiền phải cắt nguồn điện và tách bệnh nhân ra khỏi dòng điện. Do dòng điện có thể trở thành điện lưu trong cơ thể và lây truyền xung quanh, nên khi tách nạn nhân ra khỏi dòng điện phải dùng những vật liệu khô, không dẫm điện.
Tốt nhất bạn nên sử dụng một thanh tre, gỗ khô, đeo bao tay cao su hoặc quấn ni-lông khô quanh tay, đi dép nhựa hoặc cao su, đứng trê một tấm ván khô để tách nạn nhân ra khỏi dòng điện.
Cách sơ cứu khi bị điện giật. Cần ngắt nguồn điện và tách bệnh nhân ra khỏi nguồn điện
Sơ cứu nạn nhân
Đặt nạn nhân nằm ở nơi thoáng mát để làm tim và phổi nạn nhân hoạt động trước khi tiến hành sơ cứu người bị điện giật.
Sau đó xem nạn nhân còn thở hay không. Hoặc bạn cũng có thể dùng tay đặt vào động mạch hai bên cổ nạn nhân.
Với nạn nhân còn tỉnh:
- Kiểm tra mức độ tổn thương ở các vị trí nặng hay nhẹ, nhất là các vị trí như đốt sống cổ do nếu không sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến liệt.
- Thường xuyên kiểm tra và quan sát nhịp tim và hô hấp của nạn nhân vì nạn nhân có thể bị rối loạn nhịp tim do điện giật.
- Sau đó kiêm tra các bộ phận còn lại và động viên, trấn an nạn nhân để nạn nhân yên tâm.
Đối với nạn nhân bất tỉnh, không có dấu hiệu thở: Bạn cần tiến hành hô hấp nhân tạo và ép tim lồng ngực tại chỗ cho đến khi tự thở được.
- Hô hấp nhân tạo:
+ Đặt nạn nhân nằm nghiêng, gập hai tay nạn nhân bên dưới mặt cho đờm, dãi trong miệng nạn nhân chảy ra giúp nạn nhân dễ hô hấp.
+ Nới rộng trang phục của nạn nhân rồi kê cao đầu họ lên sao cho cổ hơi ngửa ra sau để đảm bảo hô hấp được thông thoáng.
+ nhân xuống dưới. Ngậm chặt miệng nạn nhân để thổi hơi. Nếu nạn nhân là người lớn, thổi 2 hơi liên tục, với nạn nhân dưới 8 tuổi thì thổi 1 hơi. Đợi đến khi lồng ngực nạn nhân xẹp xuống rồi thổi tiếp.
+ Trung bình, mỗi phút người sơ cứu phải thổi ngạt cho nạn nhân 20 lần với người lớn và 20 – 30 lần cho trẻ em dưới 8 tuổi.
+ Liên tục thổi ngạt đến khi nào nạn nhân có thể tự mình hô hấp thì dừng lại. Nếu nạn nhân bị thương ở miệng có thể thổi ngạt qua mũi nạn nhân.
+ Ép tim ngoài lồng ngực
- Ép tim ngoài lồng ngực:
- Ngồi bên trái nạn nhân, hai bàn tay chồng lên và lồng vào nhau. Đặt tay lên trên tim nạn nhân, tức là vị trí núm vú hoặc khoang liên sườn 4- 5 trên ngực trái bện nhân. Ấn tay từ từ khoảng 1/3 cho đến một nửa bề dày lồng ngực rồi nới lỏng tay ra.
+ Trung bình, mỗi phút phải ép tim hơn 100 lần. Cứ 5 lần ép tim thì thổi ngạt một lần đến khi tim nạn nhân tự đập trở lại.
+ Sau khi sơ cứu phải nhanh chóng di chuyển người bị nạn tới cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu và kiểm tra kịp thời.
Cách sơ cứu khi bị điện giật. Nếu nạn nhân bất tỉnh cần hô hấp nhân tạo cho nạn nhân
Những lưu ý khi sơ cứu người bị điện giật
- Không để nạn nhân bị ngã bởi sẽ làm tổn thương nghiêm trọng hơn.
- Không được chạm vào nạn nhân khi chưa cắt nguồn điện. Không dùng tay để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện bởi cso thể khiến bạn bị điện giật theo nạn nhân.
- Bình tĩnh, tránh hoảng loạn để đảm bảo sơ cứu an toàn cho nạn nhân.
Phòng ngừa điện giật
- Thiết kế các ổ điện an toàn trong gia đình, nhất là nhà có trẻ nhỏ.
- Thường xuyên kiểm tra hệ thống điện, đảm bảo các thiết bị điện an toàn, không bị hở, mát.
- Khi sửa điện phải dùng găng tay, ủng, kìm, bút thử điện... cách điện. Tuyệt đối không dùng tay không để nối và cắt điện.
- Không cho trẻ sử dụng các dụng cụ điện, dây dẫn điện ngang tầm tay trẻ em.
- Không cho trẻ chơi gần các thiết bị điện như ổ điện, nồi cơm điện đang nấu, quạt điện...
- Người lớn không dùng điện để đánh cá, diệt chuột, chống trộm...
- Thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện, đặc biệt là các thiết bị đã sử dụng trong một thời gian dài trong nhà bạn
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm