Cách sơ cứu khi bị đột quỵ

Cách sơ cứu khi bị đột quỵ. Tai biến mạch máu não (đột quỵ não) có thể nhận biết qua những dấu hiệu cảnh báo trước. Nếu sơ cứu đúng cách và kịp thời, người bệnh có thể giảm biến chứng và nguy cơ tử vong.
12/03/2018 10:20

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại phổ biến hiện nay và đang có dấu hiệu trẻ hóa. Bệnh do máu lên não bị gián đoạn đột ngột với hai dạng chính là nhồi máu não (tắc mạch) và xuất huyết não (vỡ mạch).

cach so cuu khi bi dot quy

Cách sơ cứu khi bị đột quỵ. Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm do máu lên não bị gián đoạn đột ngột

PGS.TS Mai Duy Tôn, Trưởng phòng Cấp cứu 1, BV Bạch Mai cho biết, đột quỵ là căn bệnh khiến người bệnh tử vong rất nhanh. Nếu không cũng sẽ để lại những di chứng hết sức nặng nề và thường gặp ở người huyết áp cao, tiểu đường.

Vào mùa đông, bệnh nhân đột quỵ răng lên 10-15% so với ngày thường. Tuy nhiên bệnh nhân khi được đưa vào viên đa số đều không được sơ cứu đúng cách và nhập viện muộn khiến bệnh thêm nặng. Có nhiều trường hợp bệnh nhân đã ngừng tim trước khi đến viện.

Dấu hiệu nhận biết đột quỵ

Do việc nhận biết sớm những dấu hiệu của đột quỵ cững như sơ cứu đúng cách sẽ giúp bệnh nhân tăng tỉ lệ phục hồi, giảm tử vong. Bởi vậy bạn cần nhớ những dấu hiệu sau để chuẩn đoán bệnh chính xác cũng như cơ cứu kịp thời cho nạn nhân.

- Bệnh nhân đột ngột hôn mê, tay chân tê bì, mất ý thức, mất thăng bằng và đau đầu dữ dội.

- Bệnh nhân đột ngột nói khó hoặc không nói được, mồm méo.

-, Đột ngột mất hoặc giảm thị lực 1 trong 2 mắt.

"Nếu người bệnh có 3 dấu hiệu cảnh báo trên thì 90% là đột quỵ”, PGS Tôn nhấn mạnh.

Ngay khi thấy bệnh nhân có những dấu hiệu trên, cần đưa bệnh nhân đi cấp cứu kịp thời để có thể cứu sống người bị đột quỵ. Được biết, cứ mỗi phút bệnh nhân không được điều trị đặc hiệu thì sẽ có khoảng 2 triệu nơron thần kinh mất đi. Thời gian can thiệp trễ các tế bào thần kinh càng chết đi nhiều hơn và hậu quả tàn phế cũng như tử vong sẽ cao hơn so với bệnh nhân được điều trị sớm.

cach so cuu khi bi dot quy 1

Cách sơ cứu khi bị đột quỵ. Đột quỵ nếu không được cấp cứu kịp thời rất dễ gây tử vong

Thường chỉ có khoảng 3-4 giờ đầu từ khi khởi phát đột quỵ để cấp cứu bệnh nhân. Bởi sau 3-4 giờ, nơi vùng não xảy ra tai biến và mô não cận kề vùng tai biến sẽ bị hư hại, khó phục hồi.

Các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo, khi phát hiện người bệnh đột quỵ, cần chuyển bệnh nhân đến bệnh viện ngay. Điều này có thể giúp giảm tỉ lệ tử vong, giảm số ngày điều trị, giảm di chứng và tăng cơ hội sống.

Nếu bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện trong 3 giờ đầu ngay sau khi bị đột quỵ, và được điều trị thuốc làm tan huyết khối, sự phục hồi sẽ rất khả quan.

Cách sơ cứu bệnh nhân đột quỵ

Nếu người bệnh tỉnh:

- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, đầu hơi nâng nhẹ.

- Không cho bệnh nhân ăn hoặc uống bất cứ thứ gì.

- Nếu bị liệt, khi vận chuyển bạn cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng về bên người không bị liệt.

- Lau đờm dãi, bỏ các vật trong miệng có thể làm bệnh nhân khó thở như răng giả, thức ăn còn sót lại…

- Gọi xe đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân ở trạng thái lơ mơ

- Kiểm tra mạch, nhịp thở của bệnh nhân.

- Đặt bệnh nhân ở tư thế nằm nghiên về một vên không liệt và luôn để đầy ở tư thế nâng nhẹ.

Nếu bệnh nhân hôn mê

- Cần sơ cứu theo những bước như trên.

- Nếu mạch ngừng đập và bệnh nhân ngưng thở thì cần phải  tiến hành hô hấp cho nạn nhân. Bạn thực hiện thổi mồm và ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân theo tỉ lệ 1:5 (cứ thổi ngạt 2 lần, quay xuống ép tim 10 lần).

- Gọi xe đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất trong thời gian ngắn nhất.

cach so cuu khi bi dot quy 12

Cách sơ cứu khi bị đột quỵ. Sơ cứu kịp thời cho bệnh nhân đột quỵ sẽ giảm nguy cơ tử vong, biến chứng và thời gian điều trị cho người bệnh

Cách phòng ngừa bệnh đột quỵ

Người bị đột quỵ rất dễ bị tái phát, đã bị đột quỵ lần đầu sẽ rất dễ bị các lần tiếp theo. Do vậy, bệnh nhân cần có biện pháp phòng ngừa đột quỵ cũng như tái phát. Đặc biệt, lần sau bao giờ cũng nặng hơn các lần trước. Cho nên cách tốt nhất là phòng ngừa và tránh tái phát.

- Với những người bị huyết áp cao cần ổn định huyết áp. Huyết áp cao được coi là nguyên nhân chính gây ra đứt mạch máu não. Do vậy điều trị huyết áp cao là rất cần thiết để tránh nguy cơ đột quỵ.

- Ổn định đường huyết: bệnh nhân tiểu đường là nguyên nhân gây ra các mảng xơ vữa động mạch lớn, dẫn đến thiếu máu ở não. Ổn định đường huyết cũng là cách để phòng ngừa bệnh đột quỵ.

- Kiểm soát cholesterol trong máu.

- Bỏ thuốc lá: Thuốc lá là nguyên nhân gây ra bệnh mạch máu não. Do vậy bỏ thuốc lá là một cách phòng chống căn bệnh đột quỵ.

- Thiết lập một chế độ ăn uống lành mạnh với nhiều rau xanh, ít dầu mỡ, ít cholesterol và muối.

- Thường xuyên vận động để rèn luyện thể chất.

- Ổn định trọng lượng cơ thể.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

comment Bình luận

largeer