Cách sơ cứu khi bị nấc cụt

Nấc cụt hay còn gọi là nấc cục, là tình trạng đóng thật nhanh của hai dây thanh âm do co thắt cơ hoành. Nấc cụt có thể là biểu hiện của bệnh viêm phổi, hen, tai biến mạch não, ăn không tiêu...
01/05/2018 23:23

1. Nấc cụt là gì?

Nấc cụt là biểu hiện thông thường, xảy ra khi có sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành nằm giữa ngực và bụng. Khi cơ hoành bị co thắt, dây âm thanh sẽ bị đóng lại rất nhanh, gây ra âm thanh đặc trưng của nấc cụt.

Nếu bị nấc cụt thường xuyên, tái diễn nhiều lần và kéo dài nhiều giờ, hãy đến cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Cach so cuu khi bi nac cut 2

Nấc cụt là biểu hiện thông thường, xảy ra khi có sự co thắt của cơ hoành

Mỗi đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, tuy nhiên cũng có thể kéo dài trong nhiều giờ hoặc 1 - 2 ngày và tần số nấc cụt thay đổi ở mỗi người, khoảng 2 - 60 lần mỗi phút, có những trường hợp kéo dài nhiều năm.

Nếu nấc cụt chỉ diễn ra từ vài phút trong vòng 24 giờ, đây là hiện tượng bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe và không cần bất kỳ sự can thiệp nào. Nhiều phương thức dân gian điều trị tại nhà hay còn được gọi là mẹo được áp dụng để rút ngắn thời gian nấc cụt. Tuy nhiên, khi nấc cụt kéo dài quá 48 giờ hoặc tái phát theo chu kỳ thì đây là biểu hiện của bệnh lý.

Cach so cuu khi bi nac cut

Cách sơ cứu khi bị nấc cụt. Nấc cụt là hiện tượng bình thường chỉ diễn ra từ vài phút trong vòng 24 giờ

Có nhiều trường hợp tự phát sinh nấc cụt do thiếu nước, ăn quá nhanh, đói trong thời gian dài, dùng đồ uống lạnh trong khi đang ăn đồ ăn nóng, ợ, ăn đồ ăn cay hay có gia vị kích thích, cười lớn, ho, uống quá nhiều đồ uống có cồn...

Một số trường hợp sử dụng thuốc lá hoặc một số loại khói thuốc khác như ma túy, có thể gây ra ho và gây ra nấc cụt, thiếu cân bằng điện giải, nói một hơi quá dài, do một số loại thuốc kích thích giảm đau mạnh như heroin, morphine hay do thiếu vitamin.

Thực tế, hiện tượng này thường xuất hiện khi nuốt thức ăn quá nhanh hoặc lượng không khí bị nuốt vào dạ dày quá nhiều, nhưng những cơn nấc cụt này hiếm khi kéo dài quá 1 phút.

Hầu hết, chúng ta đều nghĩ rằng nấc cụt là hiện tượng bình thường, không nguy hiểm, chỉ gây khó chịu và bất tiện cho người bị mắc phải. Tuy nhiên, đây là hiện tượng cảnh báo một bệnh nghiêm trọng nào đó, đặc biệt là khi nấc cụt có kèm các biểu hiện khác như đau, sốt, thở nhanh.

Cach so cuu khi bi nac cut 5

Trường hợp nấc cụt thường xuyên xảy ra có thể cảnh báo bệnh nghiêm trọng

Vì vậy, khi thấy xuất hiện những cơn nấc cụt dai dẳng kéo dài hơn 48 giờ, cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời vì các bệnh sau đây có thể gặp nếu bị nấc cụt kéo dài.

2. Cách sơ cứu khi bị nấc cụt

  • Súc miệng

Nếu muốn chữa nấc ngay lập tức, chỉ cần súc miệng với nước đá lạnh.

  • Uống ngụm nước nhỏ và thở

Uống một ngụm nước nhỏ và hít một hơi thật sâu. Lặp lại quá trình này 3 - 4 lần, cơn nấc sẽ biến mất.

Cach so cuu khi bi nac cut 3

Để sơ cứu khi bị nấc cụt cần uống một ngụm nước nhỏ và hít một hơi thật sâu

  • Ăn bơ đậu phộng

Chỉ cần ăn 2 muỗng canh bơ đậu phộng, cơn nấc sẽ không còn nữa.

  • Ăn kẹo

Chuyên gia y tế khuyên ăn đồ ngọt hoặc đường sẽ kiểm soát được cơn nấc nhanh chóng.

  • Thao tác thở

Dùng ngón tay đóng đôi tai lại rồi hít vào và thở ra một vài lần, sau đó giữ hơi thở và kéo dài lưỡi ra.

  • Sử dụng ống hút

Sử dụng một ống hút nước để hút từ một cái kính. Thực hiện 2 - 3 lần sẽ giúp thoát khỏi cơn nấc nhanh chóng.

  • Dùng mật ong

Trộn một thìa cà phê mật ong trong ly nước và uống, cơn nấc sẽ nhanh chóng tan biến.

  • Lè lưỡi

Lè lưỡi hết cỡ trong khoảng 5 giây và lặp lại liên tục từ 5 - 6 lần.

Cach so cuu khi bi nac cut 4

Lè lưỡi hết cỡ trong khoảng 5 giây để chữa nấc cụt

  • Gập lưng uống nước

Cúi người 1 góc 90 độ, cằm hơi đưa về phía trước rồi uống 1 ngụm nước, nuốt ngay.

comment Bình luận

largeer