Cách sơ cứu khi bị hen

Lên cơn hen gây ra tình trạng khó thở trầm trọng, nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây ra tử vong bất cứ lúc nào. Nắm chắc các bước sơ cứu cho người bị hen là cách tốt nhất giúp giữ mạng sống cho họ.
20/04/2018 15:57

Hen là bệnh gì?

Hen (hen suyễn hoặc hen phế quản) là một bệnh lý mãn tính tương đối phổ biến trên thế giới. Đây là một bệnh lý đường hô hấp với đặc trưng là cơn khó thở khởi phát đột ngột khi có một yếu tố khởi kích. Một số yếu tố có thể gây khởi phát bệnh hen như: mùi, lông động vật, côn trùng, vận động thể lực…

Theo số liệu thống kê, số người mắc bệnh hen phế quản trên thế hiện nay đã lên tới 200 triệu người. Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ người mắc bệnh hen phế quản ngày càng có xu hướng gia tăng trên thế giới.

Có khoảng 4-5% người lớn và 20-30% trẻ em bị hen trong một giai đoạn nào của cuộc đời. Tại nhiều nước số người bị hen đã tăng gấp đôi trong vòng 30 năm qua do: môi trường bị ô nhiễm, đời sống căng thẳng, ngày càng tiếp xúc với nhiều vật dụng, kể cả thuốc men là các hóa chất.

Cùng với sự gia tăng bệnh hen phế quản, số người tử vong do bệnh này cũng tăng lên. Hen phế quản cũng là nguyên nhân chính khiến rất nhiều trẻ nhỏ phải nhập viện. Phí tổn xã hội gây ra bởi hen phế quản tăng cao bao gồm chi phí điều trị, khám nghiệm, tiền thuốc men và gây giảm sút năng suất lao động.

Thông thường, những người bị hen phế quản sẽ bị viêm đường hô hấp . Tình trạng viêm làm đường hô hấp bị phù nề, trở nên rất nhạy cảm, và có xu hướng phản ứng mạnh với một số chất hít vào.

Khi đường dẫn bị kích ứng, các cơ hô hấp xung quanh bị thắt lại, điều này khiến đường dẫn khí bị thu hẹp, ngăn cản không khí đi vào phổi. Thêm nữa, các chất nhày tăng cao ở mức bình thường, dày đặc, dính chặt khiến đường hô hấp hẹp hơn. Chuỗi các phản ứng này gây ra tình trạng hen phế quản gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Empty

Cách sơ cứu khi bị hen. Đường thở của người bệnh bị hen phế quản

Bệnh hen được chia thành 5 loại phổ biến: hen do hoạt động thể lực; hen về đêm; hen do nghề nghiệp; hen do do ho đơn thuần; hen suyễn dị ứng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) bệnh hen suyễn có tỉ lệ tử vong thấp hơn so với các bệnh ký khác nhưng hầu hết các trường hợp tử vong liên quan đến hen suyễn thường xảy ra ở những nước có thu nhập trung bình và thấp, trong đó có Việt Nam.

Khi bị mắc bệnh hen, người bệnh thường gặp một số triệu chứng cơ bản:

- Xuất hiện các cơn ho nhiều, dài vào ban đêm, khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ.

- Thường xuyên thở khò khè, phát ra âm thanh the thé.

- Nặng ngực: ngực lúc nào cũng có cảm giác bị đè nặng, siết chặt cảm giác khó chịu.

- Hen thường gây ra tình trạng khó thở.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh viêm phế quản, các nghên cứu cho rằng sự tương tác giữa yếu tố di truyền và yếu tố môi trường sẽ gây nên bệnh hen suyễn. Hầu hết thường tác động ở giai đoạn đầu đời, bao gồm các yếu tố: tình trạng dị ứng có liên quan tới di truyền; cha mẹ từng mắc bệnh hen suyễn; mắc nhiễm trùng đường hô hấp thời thơ ấu…

Cách sơ cứu khi bị hen

Theo các bác sĩ, ở giai đoạn khởi phát hen thường gây ra những cơn ho nhiều, do dữ dội, ho đến chảy nước mắt kèm theo tình trạng sổ mũi, hắt hơi, người bồn chồn, nôn nao… Khi các cơn hen tái phát người bệnh còn cảm thấy ngực nặng trĩu giống như có tảng đá đè lên, thở khó khăn. Đây là giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Nhiều trường hợp lên cơn hen nặng có thể gây tử vong.

Vậy nên, nắm bắt được cách sơ cứu khi bị lên cơn hen là việc cực kỳ quan trọng. Cách sơ cứu người bị hen ngay khi vừa phát hiện sẽ nắm đến 70% cơ hội sống của người bệnh. Vì thế, khi gặp người bị lên cơn hen nặng cần thực hiện sơ cứu theo các bước sau:

Bước 1: Di chuyển người bị lên cơn hen khỏi tác lây kích động cơn hen (lông động vật, phấn hoa, cỏ, bụi chăn…) đến nơi thoáng khí. Yêu cầu mọi người tản ra để không gây ngột ngạt, khó thở cho người benehjj.

Bước 2: Tiến hành làm ấm cơ thể người bệnh: ngâm chân tay họ vào nước ấm; song phải tránh đặt họ ở vùng có quạt ẩm hoặc điều hòa.

Bước 3: đỡ người bệnh ngồi dậy hoặc kê cao nửa họ lên. Ngồi hay nằm kê cao giuso người bệnh dễ thở hơn.

Lưu ý: khi sơ cứu không được xoa tay hay vuốt ngực người bệnh. Bởi khi người bệnh đang lên cơn hen việc xoa vuốt ngực khiến họ bị khó thở, nặng ngực, tức ngực ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng tim.

Bước 4: Nếu có thuốc hen của người bệnh sẵn trong người thì dùng thuốc trị hen xịt cho họ. Thường chỉ cần xịt 1 – 2 lần là thuốc đã phát huy tác dụng. Thuốc ngấm nhanh và có thể giúp cắt cơn hen hiệu quả.

Empty

Xịt thuốc là cách giúp giảm hiệu quả các triệu chứng của cơn hen phế quản

Bước 5: trong trường hợp xịt thuốc hen vẫn không giảm thì tiến hành các bước sơ cứu như bên trên và chuyển ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Tại đây, bác sĩ sẽ tiêm thuốc giãn phế quản beta 2 dưới da cho người bệnh. Thông thường cơn hen đến nhanh, đột ngột nên cần sơ cứu nhanh chóng.

Bước 6: Những người bị hen nhẹ chỉ cần xịt thuốc 2 – 3 lần và cho nghỉ ngơi khoảng 2h sau sẽ hồi phục. Còn những người bị bệnh nặng hơn cần gọi xe cứu thương đưa đến bệnh viện ngay sau khi sơ cứu.

Hen phế quản sẽ trở thành bệnh lý không hề đơn giản nếu không được điều trị kịp thời. Để phòng ngừa bệnh tái phát và biến chứng các bác sĩ khuyến nghị người bệnh:

- Tuyệt đối không được tiếp xúc với các tác nhân kích thích bệnh như: phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, khói thuốc…

- Tránh xúc động mạnh, lo lắng, đau buồn, cáu gắt…

- Hen có thể di truyền từ đời này sang đời khác nên cần phải được điều trị dứt điểm tránh ảnh hưởng đến thế hệ sau.

- Nếu tạo cho bản thân cuộc sống vui vẻ thoải mái bằng cách chăm luyện tập thể thao, ngồi thiền để giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể.

comment Bình luận

largeer