Cách chữa tật nói mớ khi ngủ hiệu quả

Giấc mơ là hoạt động tâm thần của con người trong lúc ngủ. Nhiều người có chứng nói mớ khi ngủ kéo dài trong 1 - 2 giây mà không nhận thức được mình đang nói.
10/04/2018 16:41

Nói mớ khi ngủ là gì?

Nói mớ là hiện tượng sinh lý bình thường, không phải là một loại bệnh và hoàn toàn không nguy hiểm.

Hiện tượng này thường gặp ở trẻ em. Ở người trưởng thành, nói mơ xảy ra khi cơ thể có triệu chứng mệt mỏi hoặc căng thẳng thần kinh như sốt cao, stress, thiếu ngủ... Khi căng thẳng mệt mỏi, nhịp thở thường nhanh lên, các cơ bị căng thẳng và không ngừng cử động.

Cach chua tat noi mo khi ngu hieu qua 2

Nói mớ khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường do căng thẳng, mệt mỏi

Hơn nữa, triệu chứng này sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của vỏ não tăng, giấc mơ xuất hiện, có người nói mơ thành tiếng, có người không. Những người nói mơ không ý thức được việc mình đang nói chuyện và khi tỉnh dậy cũng không nhớ về câu chuyện này.

Về nội dung nói mơ thường liên quan đến các sự kiện ban ngày hoặc những sự kiện đã qua gây ấn tượng mạnh đối với người nói mơ.

Nguyên nhân nói mớ khi ngủ

Hầu hết, mọi người đều trải qua một lần nói mớ khi ngủ. Hiện tượng này có thể xảy ra trong cả hai giai đoạn REM (chuyển động mắt nhanh) và Non-REM (giai đoạn không có chuyển động mắt nhanh).

Trong giấc ngủ REM (giai đoạn mơ), được tạo bởi vài từ ngữ đặc trưng trong giấc mơ sẽ nhanh chóng được chuyển về miệng và dây thanh, từ đó phát ra thành tiếng. Nói mê cũng có thể xuất hiện trong quá trình thức tạm thời. Đây là quá trình ở trạng thái nửa tỉnh nửa mê và khi có dấu hiệu của sự tỉnh táo xen vào thời gian ngủ, cho pháp nói chuyện. Đó thường là những câu vô nghĩa, không có cấu trúc.

Cach chua tat noi mo khi ngu hieu qua 3

Nói mớ khi ngủ có liên quan đến thần kinh xảy ra do căng thẳng, mệt mỏi...

Các chuyên gia chỉ ra, khi ngủ nói mớ thường gặp ở một nửa số trẻ em và giảm dần khi về già. Ở người trưởng thành, đây là một loại rối loạn giấc ngủ do căng thẳng, mệt mỏi và nhiều yếu tố tác động.

Hiện tượng nói mớ khi ngủ thường kéo dài trong 1 - 2 giây do hiện tượng này xảy ra trong thời điểm chồng chéo các trạng thái ý thức.

Thường xuyên nói mơ có liên quan đến thần kinh. Các nhà tâm lý học cho rằng, những người thường xuyên ngủ mơ là những người bình thường không dám thể hiện mình, luôn tìm cách khống chế và kìm nén bản thân nên khi ngủ hay nói mơ.

Người ngủ hay nói mớ cũng có thể do gan hoả vượng gây ra. Những biểu hiện thường ngày là khô miệng, khô lưỡi, tỳ khí vượng...

Nói mớ khi ngủ có nguy hiểm không?

Thực tế, nói mớ khi ngủ không nguy hiểm vì đây là hiện tượng sinh lý bình thường, hoàn toàn không phải là bệnh. Mơ nói còn gọi là somniloquy, một rối loạn giấc ngủ. Một người có thể nói chuyện khi đang ngủ nhưng không nhận thức được mình đang nói chuyện. Người nói mớ khi ngủ thường có những câu không đầy đủ, lộn xộn, sai ngữ pháp, vô nghĩa hoặc thậm chí lẩm bẩm.

Cach chua tat noi mo khi ngu hieu qua 4

Nói mớ khi ngủ không nguy hiểm, đây là hiện tượng sinh lý bình thường

Trong giấc ngủ, cơ thể thường có những biến đổi như nhịp thở nhanh lên, hoạt động của vỏ não tăng, cơ mắt cử động nhanh, giãn cơ... Khi cơ thể mệt mỏi, thần kinh căng thẳng... vỏ não không bị ức chế hoàn toàn, giấc mơ mới xuất hiện, trường hợp người mơ nói phát ra thành tiếng gọi là mơ nói.

Tuỳ từng người, sự thay đổi sinh lý và tâm lý mà hiện tượng này có những biểu hiện khác nhau, có người nói một câu rồi thôi, có người sẽ tiếp tục nói...

Đến nay, chưa có tài liệu khoa học nào khẳng định nói mớ khi ngủ là một dạng bệnh lý tâm thần, tuy nhiên tật này có thể gây khó chịu cho những người xung quanh.

Cách chữa tật nói mớ khi ngủ

Thực tế, không nên quá lo lắng khi nói mớ khi ngủ tuy nhiên có thể cải thiện tình trạng này bằng cách:

Duy trì thói quen ngủ đúng giờ

Tự tạo cho mình thói quen đi ngủ đúng giờ và sắp xếp lịch ngủ cũng như thời gian ngủ một cách cố định kể cả trong những ngày cuối tuần và ngày nghỉ.

Cach chua tat noi mo khi ngu hieu qua 5

Cách chữa tật nói mớ khi ngủ hiệu quả. Duy trì thói quen ngủ đúng giờ để cải thiện chứng nói mớ

Ngủ đủ giấc

Cần cân đối thời gian làm việc và nghỉ ngơi hàng ngày để đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi ngày. Nếu được nghỉ ngơi tốt, nói mơ khi ngủ sẽ giảm dần.

Hoạt động nhiều vào ban ngày

Thay vì ngồi một chỗ ở văn phòng, nên tham gia một số hoạt động thể dục thể thao rèn luyện cơ thể để có một giấc ngủ thật ngon vào ban đêm.

Tránh thức dậy lúc nửa đêm

Nếu có thói quen thức dậy lúc nửa đêm để làm việc, học tập hay đơn giản là đi vệ sinh thì nên tập để bỏ thói quen đó.

Không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ

Nên ăn trước khi đi ngủ tối thiểu từ 2 - 3 tiếng và chỉ nên ăn nhẹ, ngoài ra cũng không nên uống thức uống có chứa caffeine trước khi đi ngủ.

Cach chua tat noi mo khi ngu hieu qua

Không nên ăn quá nhiều trước khi ngủ để tránh làm ảnh hưởng đến giấc ngủ

Sắp xếp lại phòng ngủ

Phòng ngủ cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến một giấc ngủ ngon. Vì vậy, nên thường xuyên dọn dẹp sạch sẽ, đảm bảo thông thoáng cho căn phòng ngủ của mình.

Cảm thấy thoải mái khi ngủ

Nên mặc quần áo rộng rãi thoáng mát và nhiệt độ phòng không quá nóng hoặc quá nóng để có một giấc ngủ thoải mái

Ngâm chân trước khi ngủ

Ngâm chân kết hợp với massage huyệt đạo dưới gan bàn chân sẽ giúp kích thích lưu thông khí huyết cho giấc ngủ ngon và sâu hơn.

Thực phẩm giúp ngủ ngon

Trước khi ngủ có thể ăn các thực phẩm an thần như một cốc sữa ấm, một chút long nhãn, táo đỏ... Những người gan hỏa vượng cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống giúp làm mát gan.

comment Bình luận

largeer