Cách sơ cứu khi bị chuột rút

Chuột rút là hiện tượng co thắt cơ đột ngột gây đau nhức dữa dội ở bắp thịt. Tình trạng này khiến bệnh nhân khó tiếp tục cử động được tiếp. Vậy nên, mỗi người cần chuẩn bị cho mình kiến thức sơ đẳng để biết cách sơ cứu khi bị chuột rút hoặc để giúp đỡ người khác khi bị chuột rút.
29/04/2018 13:06

1. Chuột rút là gì?

Chuột rút hay vọp bẻ là tình trạng co thắt cơ đột ngột dẫn đến tình trạng đau nhức dữ dội ở một bắp thịt làm cho bệnh nhân không thể cử động được. Mọi bắp thịt đều có thể xảy ra chuột rút nhưng bệnh thường xuất hiện ở vùng bắp cẳng cahan, đùi, bàn tay, bàn chân hoặc cơ bụng.

Chuột rút ở đù hoặc bàn chân thường xảy ra khi bạn đang ngủ hoặc tỉnh giấc. Những đối tượng dễ bị chuột rút là: vận động viên thể thao, người leo núi, leo cầu thang nhiều tầng, phụ nữ có thai…  Những người lao động, luyện tập, cơ thể bị mất nước, mất muối cũng dễ bị chuột rút.

Thông thường, chuột rút sẽ kéo dài từ vai giây đến vài phút. Chuột rút chỉ liên quan đến phần khối cơ, toàn bộ khối cơ hoặc mộ số cơ hoạt động liên quan đến nhau. Chẳng hạn như các cơ ngón tay hoặc ngón chân liền nhau.

Ước tính, có khoảng 95% người từng trải qua ít nhất một lần bị chuột rút trong đời. Ngày nay, chuột rút ngày càng phổ biến khi con người bước sang giai đoạn lão hóa. Trẻ nhỏ cũng có thể bị chuột rút song thường ít hơn.

Empty

Cách sơ cứu khi bị chuột rút. Ai cũng có thể bị chuột rút ít nhất 1 lần trong đời

Theo nghiên cứu, chuột rút xuất hiện là do co thắt có xu hướng giảm thiểu chuyển động và ổn định  diện tích thương tích. Đây được xem như một cơ chế tự bảo vệ cơ thể.

 Một số nguyên nhân có thể gây nên tình trạng chuột rút:

- Chuột rút xuất hiện do vận động mạnh: những người chơi thể thao thường xuyên khiến các cơ mệt mỏi thường dễ bị chuột rút.

- Chuột rút cũng có thể xảy ra khi cơ bắp mệt mỏi: những người thường xuyên ngồi hoặc đúng lâu ở một tư thế khi bất ngờ di chuyển cũng thường dễ bị chuột rút.

- Chuột rút do thiếu hụt  Sodium: Mất natri, thành phần hóa học phổ biến nhất của dịch cơ thể bên ngoài tế bào, cũng làm cơ thể bị mất nước...

- Chuột rút do lượng kali thấp: Mức kali huyết thấp đôi khi gây chuột rút, mặc dù kali thấp có liên quan nhiều đến sự yếu cơ.

- Chuột rút do các tế bào thần kinh hoạt hóa trong cơ thể: thiếu canxi và hàm lượng magie thấp làm tăng hoạt động của mô thần kinh và cũng có thể gây chuột rút. Ngoài ra, thiếu canxi còn gây nên tình trạng co thắt bắp tay, cơ cổ tay…

2. Cách sơ cứu khi bị chuột rút

Chuột rút không phải là bệnh lý mãn tính nguy hiểm, song nếu không không được sơ cứu kịp thời nó có thể gây đau nhức, ảnh hưởng đến chức năng vận động của tay hoặc chân.

  • Sơ cứu ở các trường hợp chuột rút cụ thể

-  Bất ngờ bị chuột rút khi đang đi hoặc đang vận động chơi thể thao thì cần dừng vận động lại. Sau đó cố gắp thả lỏng chân hoặc tay bị chuột rút cho bắp thịt thư giãn.

Đồng thời nhẹ nhàng xoa bóp xơ, nếu có dầu nóng thì thoa dầu lên vùng da của bắp thịt bị co rút. Nếu chuột rút ở cẳng chân, bạn nên nhẹ nhàng vươn duỗi theo chiều đối ngược, kéo đầu ngón chân và bàn chân lên cao hướng về phía đầu gối.

-  Nếu bị chuột rút bắp đùi thì nhờ người khác kéo cẳng chân ra, một tay nâng cao gót chân, tay kia ấn đầu gối.

- Nếu bị chuột rút ở cơ xương sườn, thì phải hít thở sâu để thư giãn cơ hoành. Đồng thời xoa bóp nhẹ các bắp thịt xung quanh lồng ngực.

Empty

Mỗi trường hợp chuột rút sẽ có một cách sơ cứu cụ thể

- Nếu bị chuột rút khi đang tập luyện căng thẳng hoặc đúng ngồi lâu ở một vị trí thì cần dừng hoạt động. Nếu được thì kéo duỗi cơ 15 – 20 giây cho đến khi cơ giãn hoàn toàn. Xoa dầu, làm nóng vùng bị chuột rút để cơ giãn ra. Và nên nghỉ tập khoảng 1 tiếng đồng hồ.

- Nếu bị chuột rút trong lúc bơi lội thì cần tìm cách báo cho mọi người xung qunah biết. Đồng thời thật  bình tĩnh, thả lỏng toàn thân, dang rộng tay chân, từ từ hít sâu và dùng tay xoa bóp nhẹ nhàng lên vùng bị chuột rút. Tìm cách báo hiệu cho mọi người biết mình đang gặp nạn.

  • Các phòng tránh chuột rút

Theo các bác sĩ, để phòng tránh chuột rút sảy ra hoặc tái diễn chúng ta cần:

- Uống đầy đủ nước, tốt nhất là các loại nước giàu chất khoáng như nước đường cnah, nước dừa… trước, trong và sau khi tập luyện, lao động, đi bộ, leo núi.

- Trước các buổi tập cần thực hiện các động tác khởi động, tập giãn cơ bắp trước và sau tập luyện.

- Tập vươn duỗi chân trước khi đi ngủ và buổi sáng thức dậy.

- Khi ngồi, cho bàn chân về phía đầu gối càng cao càng tốt để máu dễ lưu thông qua các bắp thịt.

- Luôn ăn uống đủ chất đạm, đường, béo, vitamin, khoáng chất.

- Hạn chế uống rượu bia, sử dụng chất kích thích bởi đây là nguyên nhân gây chuột rút.

comment Bình luận

largeer