Cách sơ cứu khi bị lên cơn động kinh

Khi người bệnh lên cơn co giật động kinh nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây nguy hiểm cho tính mạng. Do đó, chỉ cần nắm bắt được vài thao tác sơ cứu đơn giản cũng có thể giúp bệnh nhân giữ được mạng sống.
19/04/2018 14:26

Bệnh động kinh là gì?

Động kinh là chứng rối loạn mãn tính. Nó đặc trưng bởi các cơn co giật không có nguyên nhân và thường lặp đi lặp lại nhiều lần. Triệu chứng co giật có thể khác nhau ở mỗi đối tượng. Bệnh nhân có thể có nhiều kiểu co giật và các dấu hiệu khác liên quan đến vấn đề thần kinh.

Động kinh xuất hiện khi hoạt động của não bộ bị xáo trộn, não phóng ra quá nhiều xung điện cùng lúc gây kích kích động và làm xuất hiện cơn động kinh. Thông thường mỗi cơn động kinh kéo dài khoảng 1 – 3 phút. Trong cơn động kinh, người bệnh mất hoàn toàn ý thức. Tuy nhiên, sau cơn động kinh họ lại trở về trạng thái bình thường.

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân của hầu hết các trường hợp động kinh hiện vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Mặc dù một số người coi động kinh là kết quả của chấn thương não, đột quỵ, u não, rối loạn sử dụng chất…

Việc chẩn đoán bệnh động kinh thường liên quan đến việc loại trừ các điều kiện khác mà có thể gây ra các triệu chứng tương tự như ngất xỉu. Bệnh động kinh thường có thể được khẳng định bằng một điện não đồ (EEG), nhưng một bài kiểm tra cho kết quả bình thường không loại trừ vẫn có bệnh.

Cach so cuu khi bi len con dong kinh (3)

Cách sơ cứu khi bị lên cơn động kinh. Động kinh nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây tử vong cho bệnh nhân

Khi mắc bệnh động kinh, người bệnh thường xuất hiện một số triệu chứng điển hình sau:

- Luôn nhìn chằm chằm vào một điểm nhất định.

- Không kiểm soát được cơn giật cơ, chuyển động của cánh tay và chân.

- Mất ý thức tạm thời.

Các triệu chứng của người bệnh khi lên cơn động kinh thường khác nhau tùy thuộc vào từng loại động kinh. Các bác sĩ phân loại động kinh thành: động kinh cục bộ hoặc toàn thể dựa trên cách thức cắt đầu hoạt động bất thường của não.

- Động kinh cục bộ: xuất hiện từ hoạt động bất thường chỉ chỉ là một phần của bộ não, chúng được gọi là cơn co giật cục bộ (bao gồm co giật đơn giản và co giật cục bộ phức tạp).

- Động kinh toàn thể: là loại động kinh có liên quan đến tất cả bộ não. Loại động kinh này thường kéo dài khoảng 5 phút hoặc hơn.

Theo nghiên cứu, động kinh có thể kiểm soát bằng thuốc trong khoảng 70% các trường hợp. Không phải tất cả các trường hợp động kinh là suốt đời, một số người bệnh đã cải thiện đến mức không cần thiết phải uống thuốc.

Có khoảng 1% người trên thế giới (65 triệu người) có bệnh động kinh và khoảng gần 80% trường hợp xuất hiện ở các nước đang phát triển. Bệnh động kinh trở nên phổ biến hơn với tuổi già.  Khoảng 5-10% dân số toàn cầu có một xác suất ngẫu nhiên mắc bệnh ở độ tuổi 80.

Cách sơ cứu khi bị lên cơn động kinh

Thông thường, người bệnh lên cơn động kinh sẽ trải qua 3 giai đoạn:

- Giai đoạn co cứng (thường kéo dài khoảng 1 phút): Co cứng toàn bộ các cơ tứ chi, ở thân, ngực, hai tay co, hai chân duỗi. Nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến ngưng thở, tím tái, có thể cắn vào lưỡi.

- Giai đoạn co giật (khoảng một vài phút): giật cơ từng đợt đều đặn có nhịp, hai mắt trơn trừng, nhấp nháy, miệng sùi bọt có lẫn mấu.

- Giai đoạn hôn mê, lú lẫn: người bệnh rơi vào tình trạng hôn mê, tiểu không tự chủ, sau đó lúc tỉnh dậy thấy đau đầu mệt mỏi.

Empty

Người lên cơn động kinh không gây nguy hiểm cho mọi người xung quanh nên không cần quá lo lắng

Vì cơn co giật động kinh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm đến tình mạng người bệnh nên khi phát hiện bệnh nhân cần được sơ cứu ngay lập tức. Song trước khi sơ cứu cần lưu ý:

- Người sơ cứu không được quá lo lắng bởi người động kinh không hề gây hại.

- Không được khống chế cử động hay kìm chặt bệnh nhân.

- Không nhét bất cứ dị vật gì vào trong miệng bệnh nhân kể cả việc cho bệnh nhân uống nước khi đang lên cơn động kinh.

- Không được chích máu ở đầu ngón tay bệnh nhân vì nó có thể gây ra tình trạng nhiễm trùng.

Sơ cứu người lên cơn động kinh theo những bước sau:

Bước 1: Đặt chăn hoặc quần áo mềm xuống bên dưới đầu bệnh nhân để bảo vệ đầu, tránh tổn thương trong lúc co giật. Loại bỏ hết vật cứng xung quanh và để bệnh nhân nằm yên cho cơn co giật quá đi.

Empty

Bước 2: Sau khi hết cơn co giật, người sơ cứu ngồi quỳ bên cạnh bệnh nhân, đồng thời đặt cánh tay cảu họ theo một góc vuông ở bên cơ thể. Như vậy, khuỷu tay với bàn tay sẽ hướng lên trên. Điều này giúp tạo ra tư thế thoải mái cho bệnh nhân.

Bước 3: Nhấc tay còn lại đặt áp vào má bên đối diện.

Bước 4: Lấy tay còn lại của bạn kéo chân bệnh nhân ra xa nhất, giúp họ chống chân đó lên sao cho chân của họ phẳng trên sàn nhà.

Bước 5: Nhẹ nhàng nhấc đặt bàn tay của họ vào lòng bàn tay bạn. Sau đặt bàn tay bạn lên ma đối diện của họ.

Empty

Bước 6: Nhẹ nhàng kéo đầu gối của họ quay nghiêng về phía bạn (người sơ cứu). Trọng lượng cơ thể sẽ giúp họ lăn qua khá dễ dàng.

Bước 7: nhẹ nhàng nâng cằm, nghiêng đầu nhẹ ra phía sau vì điều này sẽ mở rộng đường thở và giúp họ thở dễ dàng hơn. Kiểm tra kỹ để chắc chắn không có dị vật chắn trong đường thở của họ.

Bước 8: khi bệnh nhân có hấu hiệu tỉnh lại nên trấn an tinh thần của họ giúp họ bình tĩnh để dần dần hồi phục. Trong trường hợp co giật liên tục từ cơn này sang cơn khác trên 10 phút thì cần phải gọi cấp cứu đưa đến bệnh viện ngay.

Sau cơn co giật, người bệnh rất mệt mỏi, cơ thể rất cần được nghỉ ngơi. Do vậy, nếu buồn ngủ, hãy để họ ngủ nơi yên tĩnh để não bộ có thời gian để sửa chữa và thích nghi với những gì vừa xảy ra.

comment Bình luận

largeer