Cách sơ cứu khi bị sốc phản vệ

Sốc phản vệ hay sốc mẫn cảm là tình trạng dị ứng thuốc. Sốc phản vệ thường xảy ra ngay lập tức hoặc sau khi dùng thuốc khoảng 30 phút. Nếu không được sơ cứu kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm.
16/04/2018 12:18

Sốc phản vệ là gì?

Sốc phản vệ (anaphylactic shock) là một thể đặc biệt của tình trạng dị ứng thuốc. Sốc phản vệ thường xảy ra với những người sử dụng thuốc tiêm, song một số người sử dụng thuốc uống cũng có thể bị sốc. Sốc phản vệ có thể xảy ra ngay sau khi tiêm thuốc hoặc sau khoảng 30 phút.

Sốc phản vệ gây tình trạng dị ứng ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể và được coi là một cấp cứu y tế. Tiếp xúc gây nên phản ứng từ hệ thống miễn dịch của con người có thể dẫn đến sốc và thậm chí tử vong nếu không được điều trị ngay lập tức.

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng sốc phản xạ, trong đó tiêu biểu là:

- Sốc phản xạ do thuốc: đây là nguyên nhân hàng đầu gây sốc phản xạ. Các đường thuốc đưa vào cơ thể như tiêm tĩnh mạch, tiêm bắp, tiêm dưới da hoặc thuốc uống, thuốc xuông đều có thẻ gây sốc phản xạ.

- Thức ăn: những loại thức ăn dễ gây sốc phản xạ như cá thu, cá ngừ, tôm, tép, ốc, nhộng, trứng, sữa, dứa, khoai tây, đậu nành, các loại hạt, các chất phụ gia…

Empty

Cách sơ cứu khi bị sốc phản vệ. Sốc phản vệ chủ yếu xảy ra sau khi tiêm thuốc bị dị ứng

- Nọc côn cùng do ong đốt, rắn, rết, sứa, nhện… cũng có thể gây nên tình trạng sốc phản xạ cho nạn nhân.

Thông thường những người bị sốc phản xạ sẽ xuất hiện các triệu chứng: da ngứa hoặc phát ban; chảy nước mũi, hắt hơi; ngứa miệng, họng, khó nuốt, môi và lưỡi có hiện tượng sưng; chân tay sưng; ho; chuột rút và tiêu chảy; nôn mửa nhiều.

Những trường hợp có triệu chứng: khó thở khó chịu; đau ngực, huyết áp thấp; mạch yếu và nhanh; chóng mặt.. thì cần phải được đưa đi cấp cứu ngay trong vòng từ 20 – 60 phút nếu không có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Theo các bác sĩ, di truyền có thể làm tăng nguy cơ gặp phải phản ứng sốc phản vệ. Điều này được cho là đặc biệt đúng với những người có tiền sử gia đình từng bị sốc phản vệ. Mặt khác, những người bị dị ứng hen suyễn cũng làm tăng nguy cơ bị sốc phản xạ.

Sốc phản xạ thường gây nguy hiểm trực tiếp đến các cơ quan nội tạng trong cơ thể. Ở hệ hô hấp, sốc phản xạ gây phù dây thanh, phù khí quản, co thắt phế quản, phù phổi. Ở tim mạch, sốc phản xạ làm giãn tĩnh mạch, tụt huyết áp, trụy tim mạch, thiếu oxy trong máu…

Ở hệ thần kinh, sốc phản xạ gây tình trạng đau đầu, chóng mặt, chân tay run, nói nhảm… Ở hệ tiêu hóa, sốc phản vệ đau bụng dữ, nôn, ỉa chảy… Ở da, sốc phản vệ gây mẩn ngứa, nổi mề đay, phù nề.

Cách sơ cứu sốc phản vệ

Mức độ nặng nhẹ của sốc phản vệ phụ thuộc vào mức độ nhạy cảm của từng cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các vào cơ thể. Sốc phản vệ có thể xảy ra sớm hay đôi khi muộn hơn sau vài giờ. Nhưng sau khi bị sốc phản vệ diễn biến bệnh sẽ diễn ra nhanh trong vòng 1 – 2 phút và chuyển sang trạng thái nguy kịch, lúc này rất khó để cứu chữa. Vậy nên, sơ cứu sốc phản vệ ngay lập tức là cách tốt nhất để giảm biến chứng của bệnh.

Sơ cứu sốc phản vệ theo từng tình huống khác nhau:

Thứ nhất, sơ cứu người sốc phản vệ khi còn thở, còn mạch:

- Khi phát hiện nạn nhân sốc phản vệ còn thờ và còn mạch thì đặt nạn nhân nằm nghiêng để tránh chất nôn tràn vào đường thở.

- Làm thông đường thở cho nạn nhân bằng cách ngửa đầu họ ra sau, nâng nhẹ hàm trước.  Nếu nạn nhân nôn thì dùng ngón tay để móc chất nôn ra làm thông đường thở.

Empty

Hô hấp nhân tạo là việc làm quan trọng nhất trong quá trình sơ cứu người bị sốc phản vệ

- Tiếp tục theo dõi, nếu thấy nạn nhân thở đều, môi đã hồng trở lại thì tức nghĩa là nạn nhân đã qua cơn nguy hiểm. Ngay lập tức chuyển nạn nhân đến bệnh viện để điều trị.

Thứ hai, sơ cứu cho nạn nhân ngừng thở nhưng còn mạch:

- Đầu tiên phải làm thông đường thở cho nạn nhân để tránh dị vật làm tắc đường thở, nhất là trường hợp đường thở bị sưng vùng.

- Tiến hành hô hấp nhân tạo bằng các bóp chặt lỗ mũi nạn nhân, hít sâu sau đó áp sát vào miệng người đó để thổi hơi vào lồng ngực cho phồng lên. Sau đó bỏ tay ra để người đó tự thở.

- Nếu người bệnh đã thở ổn định thì chuyển đến bệnh viện để điều trị. Nếu tình trạng xấu đi thì tiếp tục sơ cứu và chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.

Thứ ba, sơ cứu khi nạn nhân ngừng thở, mất mạch:

- Đầu tiên phải thông đường thở cho nạn nhân.

- Tiến hành làm hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực. Đặt một tay lên giữa xương ức, tay kia đặt lên trên vuông góc với bàn tay trước. Tiếp đó ấn xuống lực của cơ thể làm cho lồng ngực thụt xuống khoảng 5cm, làm như vậy khoảng 70 lần/phút.

- Trong trường hợp có 2 người cùng sơ cứu thì 1 người tiến hành thổi 1 lần, người kia bóp 5 lần. Nếu chỉ 1 người cấp cứu thì thổi 2 lần rồi bóp 15 lần là được. Sau mỗi phút hãy dừng lại để xem nạn nhân đã thở được chưa.

- Sau đó đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện gần nhất để điều trị.

comment Bình luận

largeer