Cách sơ cứu khi trẻ bị nghẹn

Cách sơ cứu khi trẻ bị nghẹn. Khi bé bị nghẹn, cách bạn xử lý ngay từ những phút đầu tiên là điều rất quan trọng. Chúng quyết định khả năng thoát khỏi nguy hiểm của bé.
21/03/2018 15:51

Trong sinh hoạt hằng ngày, việc bị nghẹn dị vật hay thức ăn khó có thể tránh khỏi ở trẻ nhỏ. Chúng có thể từ mức độ nhẹ đến nguy hiểm. Do vậy, các mẹ cần phải phòng tránh và biết cách ứng phó khi bé bị nghẹn.

Khi bé có các dấu hiệu bị nghẹn hay ngạt thở, bạn hãy bình tĩnh yêu cầu bé nhả vật trong miệng ra. Nếu việc này không hiệu quả, bạn có thể làm theo các bước sau để bé hết nghẹn.

cach so cuu khi be bi nghen

Cách sơ cứu khi trẻ bị nghẹn. Khi trẻ bị nghẹn bạn cần tiến hành sơ cứu cho bé ngay nếu không có thể gây nguy hiểm cho bé

Chứa nghẹn cho bé dưới 1 tuổi

- Đặt bé lên tay bạn rồi dùng bàn tay vỗ nhẹ vào  giữa xương bả vai của bé. Bạn thực hiện khoảng 5 phút và sau mỗi lần nên kiểm tra bé đã hết nghẹn chưa. Dùng ngón tay út lấy vật gây nghẹn ra khỏi miệng bé.

- Nếu vật gây nghẹn vẫn chưa ra, bạn nên đặt bé nằm ngửa rồi dùng 2 ngón tay đặt vào giữa ngực bé. Sau đó ép ngực bé khoảng 5 lần. Giữa mỗi lần ép, bạn nên kiểm tra xem vật gây nghẹn đã ra chưa.

- Nếu bé vẫn chưa hết nghẹn thì bạn nên gọi xe cấp cứu. Trong lúc chờ xư bạn lần lượt thực hiện 5 lần vỗ lưng và 4 lần ép nhực như hướng dẫn trên. Trong trường hợp bé bất tỉnh, lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.

Chữa nghẹn cho bé trên một tuổi

- Gấp người bé về phía trước rồi lấy gót bàn tay vỗ mạnh vào giữa xương bả vai bé. Trước khi thực hiện lần nữa cần kiểm tra xem vật gây nghẹn đã ra chưa. Sau 5 lần thực hiện, nếu bé vẫn chưa hết nghẹn, chuyển qua động tác ép ngực.

- Bạn thực hiện động tác ép ngực, đặt 1 tay vào giữa lưng bé, tay còn lại đặt vào giữa ngực bé. Sau đó dùng gốc bàn tay trên ngực thực hiện ép ngực. Làm như hô hấp nhân tạo nhưng chậm và mạnh hơn. Chú ý xem bé đã hết nghẹn hay chưa sau mỗi lần thực hiện.

- Nếu bé vẫn bị nghẹn thì bạn cần gọi cấp cứu ngay để bé được điều trị sớm. Trong lúc chờ xe bạn ần lượt thực hiện 5 lần vỗ lưng và 4 lần ép ngực. Trong trường hợp bé bất tỉnh, lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.

Lưu ý:

- Khi thực hiện sơ cứu bạn cần bình tĩnh để bé hiểu rằng mọi người vẫn ổn và bé không bị sợ hãi.

- Không dùng tay mò mẫm trong miệng bé để lấy dị vật ra ngoài. Hành động này có có thể dễ gây dị vật bị đẩy sâu vào trong.

- Ngoài trừ việc bé nghẹn do ăn đồ khô như bánh quy, òn lại bạn không nên cho bé uống bất cứ thứ gì khi bé bị sặc. Việc cho bé uống nước chỉ làm mọi việc tồi tệ hơn thôi.

cach so cuu khi be bi nghen 1

Cách sơ cứu khi trẻ bị nghẹn. Sau mỗi động tác, bạn nên kiểm tra xem bé đã hết nghẹn chưa.

Phòng tránh mắc nghẹn cho bé hiệu quả

- Nên cho bé ăn thức ăn phù hợp với lứa tuổi và quan sát bé trong khi ăn.

- Không cho bé ăn vội hoặc ăn trong xe và luôn đặt bé ngồi thẳng khi ăn.

- Không để bé chơi những đồ vật nhỏ, những đồ chơi có nhiều chi tiết nhỏ hoặc chai phấn trẻ em 1 mình.

- Nếu thấy bé chảy nước dãi quá mức mà không thể nuốt, đột ngột bỏ ăn hoặc bé có biểu hiện đau ở nơi vật đang mắc kẹt, cần gọi cho bác sĩ hoặc đến phòng cấp cứu ngay lập tức.

Nghẹn là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tử vong ở trẻ, vì thế các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ nên tham gia lớp sơ cứu cho trẻ sơ sinh.

comment Bình luận

largeer