Cách sơ cứu khi bị tụt huyết áp đột ngột

Cách sơ cứu khi bị tụt huyết áp đột ngột. Huyết áp thấp cũng là một sát thủ thầm lặng đe dọa tính mạng con người. Vậy nên, để tránh những rủi ro có thể xảy ra do tụt huyết áp, mỗi người bệnh cần tự trang bị cho mình kiến thức cơ bản về cách sơ cứu khi bị tụt huyết áp đột ngột.
24/03/2018 10:00

Tụt huyết áp đột ngột có nguy hiểm không?

Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO, tụt huyết áp hay huyết áp thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng vỏ não của trung khu thần kinh vận mạch. Tụt huyết áp khiến cho thể tích máu giảm nhanh do sự co bóp của tim không đủ mạnh.

Số đo huyết áp của con người được biểu hiện qua hai chỉ số: số đầu là đo huyết áp tâm thu hay huyết áp của các động mạch khi tim đập và bơm máu. Chỉ số thứ 2 dùng để đo huyết tâm trương hay huyết áp của các động mạch khi tim nghỉ ngơi giữa hai lần đập.

Người bị tụt huyết áp thường có chỉ số đo nhỏ hơn 90/60. Nghĩa là huyết áp tâm thu bằng hoặc nhỏ hơn 90 mmHg, chuyết áp tam trương bằng hoặc nhỏ hơn 60mmHg.

Khi bịt ụt huyết áp đột ngột, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: mệt mỏi, lả, hoa mắt chóng mặt, có cảm giác buồn bôn, da nhăn và khô kèm theo rụng tóc, vã mồ hôi, thở dốc…

Empty

Cách sơ cứu khi bị tụt huyết áp đột ngột. Tụt huyết áp nếu không được sơ cứu kịp thời có thể gây đột quỵ não, nhồi máu cơ tim và tử vong

Tụt huyết áp là chứng bệnh thường gặp và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu không được điều trị kịp thời. Tụt huyết áp đột ngột nếu không được sơ cứu kịp thời có thể dẫn đến biến chứng: Suy giảm chức năng sinh dục ở cả nam và nữ; đột quỵ não, nhồi máu cơ tim; tử vong do sốc – trường hợp này xảy ra khi huyết áp tụt xuống mức quá thấp, tất cả các cơ quan bị thiếu hụt máu nghiêm trọng. Từ đó dẫn đến tình trạng da xanh tái, vã mồ hôi, choáng váng, thở nông, mạch nhanh và yếu, bất tỉnh…

Thông thường, tụt huyết áp đột ngột hay xảy ra với những người làm việc quá sức, bị stress, rối loạn nội tiết, suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường hay bị thần kinh viêm ngoại…

Đặc biệt, người cao tuổi là đối tượng dễ bị tụt huyết áp đột ngột nhất. Lưu lượng máu đến cơ tim và não bộ giảm dần theo tuổi, thường kèm theo sự tích tụ các mảng xơ vữa trong mạch máu.

 Cách sơ cứu khi bị tụt huyết áp đột ngột

Để hạn chế tối đa các biến chứng do tụt huyết áp đột ngột gây ra thì việc nắm bắt các kỹ thuật sơ cứu người tụt huyết áp là cực kỳ quan trọng. Theo bác sĩ chuyên khoa, khi bệnh nhân có dấu hiệu tụt huyết áp, tùy vào từng hoàn cảnh mà có cách xử lý khác nhau.

Tuy nhiên, việc cần làm đầu tiên là hãy nhanh chóng đưa họ đến một nơi thoáng mát, không ồn ào. Song tuyệt đối không được bế sốc bệnh nhân để tránh gây nguy hiểm.

Để sơ cứu có hiệu quả, cần thực hiện theo đúng những bước sau:

- Bước 1: Đặt bệnh nhân bị tụt huyết áp đột ngột xuống giường hoặc một mặt phẳng nào đó. Lấy gối hoặc chăn mỏng kê vào đầu và chân người bệnh. Lưu ý nên kê chân cao hơn đầu.

- Bước 2: Có thể cho người bện sử dụng thuốc tăng huyết áp theo chỉ định của bác sĩ hoặc cho uống trà gừng, nước sâm… Trong trường hợp không có hai loại này thì cho người bệnh uống nước lọc, nước đun sôi để nguội (2 cốc tương đương với 480ml). Bổ sung nước giúp kích thích nhịp tim trong thời gian ngắn, tăng lưu lượng tuần hoàn máu để nâng cao chỉ số huyết áp.

Empty

Cách sơ cứu khi bị tụt huyết áp đột ngột. Các bước sơ cứu cần phải tiến hành đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

Bước 3: xoa bóp, bấm huyệt cho bệnh nhân

Day huyệt thái dương: Khi bệnh nhân bị tụt huyết áp đột ngột hãy dùng hai ngón tay day huyệt thái dương cho bệnh nhân. Cách làm: đặt phần mềm của ngón tay vào đúng huyệt, day đi day lại với độ mạnh dần, làm khoảng 20 – 50 lần.

Day huyệt phong trì: Dùng ngón tay đặt lên huyệt phong trì, 4 ngón tay con lại ôm lấy đầu rồi day và bấm mạnh vào huyệt phong trì khoảng 10 lần (huyệt phong trì nằm ở giữa đốt xương gối giữa phần lõm dưới nơi gân cổ nổi lên).

Vuốt trán: Chỉ cần dùng hai ngón tay vuốt từ giữa trán sang bên đến cuối huyệt thái dương là được. Cần lặp đi lặp lại động tác này khoảng 30 lần.

- Bước 4: khi các triệu chứng đã được cải thiện thì cần nâng bệnh nhân ngồi dậy từ từ, nhắc người bệnh cử động thử chân tay trước khi đứng dậy. Với những người tụt huyết áp có dấu hiệu đổ mồ hôi, đỏ mặt, mạch nhanah, yếu, da tái nhợt… sau khi sơ cứu xong cần đưa ngay đến bệnh viện để điều trị.

Tụt huyết áp là bệnh lý rất nguy hiểm vậy nên các bác sĩ khuyến nghị người bệnh nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, ăn uống đúng bữa, đủ dinh dưỡng. Nên tập thể dụng nhẹ nhàng như đi bộ, dưỡng sinh, yoga. Nên ngủ đủ giấc, uống các trà gừng, thuốc bổ để giúp hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh.

comment Bình luận

largeer