Cách sơ cứu khi bị bỏng đường hô hấp

Cách sơ cứu khi bị bỏng đường hô hấp. Bỏng đường hô hấp là loại bỏng đặc biệt do tác nhân gây tổn thương đường hô hấp hoặc nạn nhân hít phải khói và khí độc. Bỏng đường hô hấp gây đe dọa tính mạng nạn nhân nếu không được sơ cứu kịp thời và đúng cách.
22/03/2018 10:41

Các chất độc hại trong khói khi xâm nhập vào đường hô hấp sẽ khiến đường hô hấp bị tổn thương, phù nề dẫn tới suy ho hấp và đe dọa đến tính mạng của nạn nhân.

Tỷ lệ tử vong của bỏng đường hô hấp cao, đặc biệt trong 24-48 giờ sau bỏng đường hô hấp có thể tử vong trên 50%.

Triệu chứng của bỏng đường hô hấp

Khi nạn nhân bị bỏng đường hô hấp, các biểu hiện thường gặp là: khó nuốt, khó nói, cảm giác khó chịu ở cổ họng, nền lưỡi, đau tức ngực, khàn giọng, khó thở, buồn nôn và nôn, nhức đầu, có thể nhìn thấy sự xuất hiện của bồ hóng ở miệng, tăng tiết đờm dãi, có thể có ngất xỉu…

cach so cuu khi bi bong duong ho hap

Cách sơ cứu khi bị bỏng đường hô hấp. Nguy cơ bị bỏng đường hô hấp của nạn nhân hỏa hoạn là rất cao

Ở một số nạn nhân, bạn có thể nhìn thấy các vết bỏng ở ngay trong khoang miệng.

Nếu thấy nạn nhân thở khò kè, khàn giọng thì có khả năng nạn nhân đang bị phù nề thanh quản. Đây được xem là nguyên nhân trực tiếp đe dọa tính mạng nạn nhân trong vòng 24 – 48 giờ đầu.

Triệu chứng tổn thương nhu mô phổi xuất hiện muộn hơn so với triệu chứng phù nề đường hô hấp trên, có thể ở ngày thứ 3-4 sau bỏng chúng mới xuất hiện. Tình trạng viêm phổi, suy hô hấp cũng thường xuất hiện sau khoảng 3 đến 10 ngày sau bỏng.

Có thể phân ra 3 mức độ bỏng đường hô hấp:

- Bỏng nhẹ: Nạn nhân sẽ có các biểu hiện như: giọng nói bình thường, rối loạn hô hấp nhẹ, không có tím tái.

- Bỏng vừa: các triệu chứng xuất hiện như: Giọng nói khàn, rối loạn hô hấp nặng, tím tái, nghe phổi có tiếng thở thô, có ran rít, ran khô. Trường hợp này thường có biến chứng viêm phổi với diễn biến khá nặng, suy hô hấp và suy tim độ I, II.

- Bỏng nặng: giọng nói khàn nặng, khó thở nặng, có thể tắc thở, tím tái, tĩnh mạch cổ nổi, ho khàn hoặc có đờm đặc, suy hô hấp và suy tim cấp nặng; khí phế thũng, xẹp phân thùy phổi, hoại tử.

- Giai đoạn cuối: thường gặp phù phổi cấp dễ dẫn đến tử vong.

Sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp

Việc nhận biết sớm tổn thương và sơ cứu nạn nhân bỏng đường hô hấp kịp thời là một kỹ thuật vô cùng quan trọng. Chúng có ý nghĩ quan trọng trong việc cứu sống nạn nhân. Khi nạn nhân bị bỏng đường hô hấp, bạn cần:

- Ngay lập tức đưa nạn nhân ra khỏi khu vực có khói và nhiệt. Nhanh chóng bật quạt, mở cửa để khói tản ra, đảm bảo cho nạn nhân ở khu vực thoáng khí và an toàn.

- Nếu nạn nhân còn tỉnh, bạn cần đảm bảo đường hô hấp được lưu thông. Lấy bỏ dị vật trong khoang miệng nạn nhân ra nếu có.

- Dùng khăn mùi xoa hay vải mỏng lót tay để móc hết đờm dãi, dị vật, khai thông đường thở cho nạn nhân.

- Nếu nạn nhân nôn thì tránh không để nạn nhân nằm thẳng. Phải cho nạn nhân nghiêng đầu sang một bên để tránh chất nôn sặc vào đường hô hấp.

- Nếu nạn nhân ngưng thở, cần tiến hành các biện pháp hô hấp nhân tạo và bóp tim ngoài lồng ngực cho nạn nhân.

- Cho nạn nhân hít thở không khí trong lành ngay lập tức rồi đưa nạn nhân tới phòng cấp cứu.

cach so cuu khi bi bong duong ho hap 1

Cách sơ cứu khi bị bỏng đường hô hấp. Cho nạn nhân thở không khí trong lành ngay tức thì khi bị bỏng đường hô hấp

Những hậu quả do bỏng đường hô hấp

Bỏng đường hô hấp để lại những hậu quả nặng nề cho nạn nhân. Chúng gây bỏng nặng, phù nề, bít tắc đường hô hấp, khi phế thủng, xẹp phân thùy phổi.

Mức độ đường hô hấp bị tổn thương còn phụ thuộc vào sức nhiệt của các tác nhân gây cháy, tác dụng của tác nhân, các khói chứa khí độc vủa vật liệu cháy và thời gian tác dụng của tác nhân.

Các hóa chất độc hại trong khói rất đa dạng. Chúng là sản phẩm của quá trình đốt chát các chất như: ao su, than đá, nhựa, hoặc hệ thống dây điện.

Bỏng đường hô hấp rất nguy hiểm, chúng làm tăng tỉ lệ sốc bỏng khiến việc điều trị gặp khó khăn và gây ra nhiều biến chứng. Bỏng đường hô hấp cũng là một trong những nguyên nhân có tỷ lệ tử vong cao.

Ở trên là bài viết về cách sơ cứu nạn nhân bị bỏng đường hô hấp. Hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin cần thiết đến với bạn.

comment Bình luận

largeer