Cách sơ cứu khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân

Cách sơ cứu khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân. Trẻ con là đối tượng hiếu động thường gặp phải các sự cố chấn thương, nhất là vùng chân và tay. Chỉ cần vô ý cho tay vào khe cửa cũng dễ dàng khiến trẻ bị dập ngón chân hay tay.
25/03/2018 13:14

Trong số các chấn thương mà trẻ nhỏ gặp phải, dập ngón tay hay ngón chân là dạng chấn thương khá phổ biến nhất. Bé dễ bị dập cửa vào ngón tay hoặc bị các vật nặng như cuốn sách, đồ gỗ, dụng cụ gia đình, đồ chơi lớn... rơi vào chân, tay.

Thường cha mẹ sẽ chỉ nhận ra sự cố khi nghe bé khóc thét lên. Trước khi đưa con đi khám bác sĩ, bạn có thể thực hiện một số động tác sơ cứu đơn giản mà hiệu quả.

Cách sơ cứu trẻ bị dập nhón chân hay tay

- Nâng cao vùng bị tổn thương: Việc cần làm đầu tiên sau chấn thương trong 48 giờ là nâng cao vùng bị tổn thương để giảm đau và phù nề. Có thể dùng chăn hoặc gối kê cao bàn tay hoặc bàn chân bị thương của bé lên. Chú ý là thường xuyên có bé nằm hoặc ngồi ở tư thế bàn tay bàn chân bị thương cao hơn tầm trái tim.

cach so cuu khi tre bi dap ngon tay ngon chan

Cách sơ cứu khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân. Nâng cao vùng bị thương khi bị dập ngón tay, ngón chân

- Chườm đá: Bọc đá lạnh trong chiếc khăn bông mỏng rồi chườm lên vùng tổn thương liên tục trong vòng 20 phút. Nếu không có sẵn túi chườm, bạn có thể cho vùng bị thương của bé vào tô nước đá. Thực hiện đều đặn mỗi lần 1-2 giờ trong vòng 24 giờ đầu. Sau đó làm 3-4 lần trong ngày thứ 2. Cách làm này có tác dụng giảm sưng và giảm đau hiệu quả cho bé.

- Giảm đau cho bé: Cho bé uống thuốc giảm đau theo đúng chỉ dẫn để giúp bé bớt đau và giảm viêm.

- Kiểm tra dấu hiệu gãy xương: Theo dõi bé trong vài giờ đầu, nếu bé vẫn hoạt động bình thường thì là không bị gãy xương. Nếu ngón tay bé sưng và biến dạng, bé cảm giác đau đươn thì nhiều khả năng xương đã bị gãy và cần hạn chế cử động cũng như đưa bé đi khám ngay. Nếu vết thương chỉ sưng thì có thể là vết gãy nhỏ và bạn cũng cần phải đưa bé đi bác sỹ ngay.

- Kiểm tra tổn thương trên móng: Khi bị dập ngón tay, ngón chân, móng tay hay móng chân có thể bị bầm dập, gãy, bong và tự máu ở dưới móng. Nếu móng bị bong một phần thì mẹ nên bôi kem kháng sinh cho bé rồi băng lại để móng không bị bong tiếp. Khi vết bầm nghiêm trọng, chảy máu, móng bị đẩy ra ngoài thì cần hạn chế cử động và đưa trẻ đi khám ngay.

- Nếu bé có hiện tượng sốt cùng với các triệu chứng nhiễm trùng như: sưng, nóng, đỏ hoặc xuất hiện dịch mủ, chảy dịch ở vùng tổn thương. Khi đau và sưng ngày càng gia tăng thì cần đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám càng sớm càng tốt.

cach so cuu khi tre bi dap ngon tay ngon chan 1

Cách sơ cứu khi trẻ bị dập ngón tay, ngón chân. Nếu bé bị chảy máu cần băng bó lại bằng gạc và vải sạch

Lưu ý khi sơ cứu trẻ bị dập ngón tay, ngón chân

- Khi trẻ bị chảy máu, ba mẹ không được dùng thuốc lá hoặc các loại lá cây để đắp  cầm máu. Cũng không nên dùng các loại thuốc mỡ, dầu để bôi lên vết thương nhằm cầm máu.

- Cần dùng gạc, vải sạch để băng bó vết thương chảy máu và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.

- Phần ngón bị lìa ra cần được nhanh chóng bọc vào vải sạch hoặc túi nilong rồi ướp lạnh. Chú ý là không ngâm trực tiếp phần đứt lìa tay vào nước đá vì sẽ khiến chúng bị trương sình không thể phẫu thuật nối ngón.

comment Bình luận

largeer