Cách sơ cứu khi bị trật khớp

Trật khớp là tình trạng hai khớp xương nối nhau bị so le không nằm đúng bị trí ban đầu. Trật khớp gây ra tình trạng đau nhức, tê buốt rất khó chịu. Vậy nên, sơ cứu là cách giúp hạn chế tổn thương do trật khớp gây ra.
18/05/2018 16:15

1. Trật khớp là gì?

Trật khớp là một bệnh lý thường gặp về cơ xương khớp. Trật khớp sẽ làm xuất hiện tổn thương ở khớp (vị trí hai hay nhiều xương kết nối với nhau). Trật khớp xảy ra khi các đầu tận của xương bị tác động khiến chúng di chuyển khỏi vị trí bình thường. Chấn thương này sẽ làm biến dạng hoặc bất động khớp tạm thời.

Trật khớp thường xuất hiện ở vai, các ngón tay hoặc cũng có thể xuất hiện ở chân, khớp khủy tay, đầu gối và háng.

Khi bị trật khớp người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như: sưng bầm, đau dữ dội, không thể chuyển động khớp. Vậy nên, khi bị trật khớp đừng cố gắng củ động, hãy ngồi yên tại 1 vị trí để tình trạng bệnh không trở nên nghiêm trọng hơn.

Tình trạng trật khớp thường xuất hiện khi cử động mạnh, đột ngột hay làm một động tác lặp đi lặp lại nhiều lần với cường độ cao như chơi thể thoa, bị trượt ngã, tai nạn… Những khối xương dễ bị tổn thương là ở mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, vai. Ngoài ra, trật khớp cũng có thể xuất hiện do tai nạn xe hoặc do phụ nữ đi giày cao gót.

Empty

Cách sơ cứu khi bị trật khớp. Trật khớp vai dễ tái phát nhất nếu không được điều trị đúng cách

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị trật khớp:

- Té ngã thường xuyên có khả năng gây ra tình trạng trật khớp cao hơn.

- Di truyền: một số người sinh ra với dây chẳng lỏng lẻo hơn bình thường sẽ dễ bịt trật khớp hơn.

- Những người chơi thể thao cũng dễ bị trật khớp hơn.

Khi bị trật khớp nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng:

- Rác cơ, dây chằng và các bó gân gia cố khớp bị tổn thương

- Tổn thương mạch máu và dây thần kinh quanh khớp

- Dễ tái phát nếu bị trật khớp quá nặng và lặp đi lặp lại.

- Phát triển thoái hóa khớp ở chỗ khớp trật khi già đi.

2. Cách sơ cứu khi bị trật khớp

Thông thường, trật khớp sẽ xảy ra ở khớp vai, đầu gối, khủy tay hay mắt cá chân, các ngón chân, ngón tay… Khi bị trật khớp bạn cần sơ cứu như sau:

- Không được di chuyển để tránh tác động, không sờ nắm hoặc cố sử động khớp khi trật. Vì điều này dễ làm tổn thương khớp, cơ, dây chằng thần kinh hoặc các mạch máu xung quanh.

- Khi bị trật khớp thì cố định khớp ở vị trí. Nếu trật khớp ở vùng tay, khủy tay có thể cố định bằng cách cột tay vào thân người, dùng thân làm vật cố định để nâng đỡ tay.

- Nếu trật khớp ở chân thì có thể cột hai chân với nhau, dùng chân lành làm nẹp cố định cho chân bị trật khớp.

Empty

Chườm đá là cách giảm sưng tấy, đau nhức do trật khớp hiệu quả

- Sau đó lấy đá chườm lạnh lên vùng khớp bị trật để giảm sưng phù. Cũng có thể dùng đá chườm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

- Bạn cần lưu ý, không nên chườm nóng, đắp muối, bóp thuốc rượu hay mật gấu cho vùng bị trật khớp. Việc này có thể khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

- Đưa ngay người bị trật khớp đến co sở y tế, bệnh viện gần nhất để điều trị.

Điều trị trật khớp tại bệnh viện:

Việc điều trị trật khớp tại bệnh viện tùy thuộc vào vị trí và độ nặng nhẹ của chấn thương. Điều trị có thể bao gồm các khâu:

- Bác sĩ tiến hành giảm đau: bác sĩ tiến hành di chuyển nhẹ nhàng để các xương trở lại đúng vị trí. Tùy thuộc vào mức độ sưng đau, nặng nhẹ mà bác sĩ sẽ gây tê tại chỗ hoặc thậm chí gây tê toàn thân để chỉnh nắn xương.

Empty

Cách sơ cứu khi bị trật khớp. Băng bó cố định giúp ổn định xương khớp sau khi bị trật

- Bất động: sau khi xương trở về đúng vị trí, bác sĩ sẽ bất động khớp với một then cài hay băng treo trong vài tuần (tùy mức độ nặng nhẹ). Việc mang các dụng cụ hỗ trợ bao lâu sẽ tùy thuộc vào mức độ chấn thương, tổn thương thần kinh mạch máu, các mô.

- Phẫu thuật: bạn cần phẫu thuật nếu bác sĩ không di chuyển được xương khớp bị trật về đúng vị trí của nó. Mặt khác, nếu xuất hiện tổn thương mạch máu, thần kinh hay dây chằng thì cũng cần phẫu thuật. Phẫu thuật cần thiết để điều trị trật khớp tái phát, nhất là trật khớp vùng vai.

- Phục hồi chức năng: sau vài tuần điều trị, bác sĩ tháo then cài và băng đeo ra. Sau đó bắt đầu thực hiện chương trình phục hồi chức năng vùng xương khớp bị trật tùy theo mức độ nặng nhẹ của bệnh nhân.

Để bệnh tình chuyển biến tốt hơn, ngoài việc nghỉ ngơi, hồi phục chức năng thì người bệnh nên tăng cường chế độ dinh dưỡng giàu canxi, vitamin D.

comment Bình luận

largeer