Cách tránh bị say nắng ngày hè

Say nắng là triệu chứng mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu... làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, thậm chí có thể gây ra đột quỵ
09/05/2018 09:23

Mùa hè đến, triệu chứng say nắng thường xảy ra do cơ thể bị mất nước đột ngột. Nạn nhân có thể bị ngất xỉu, thậm chí bất tỉnh hoặc đột quỵ, hôn mê.

Các biểu hiện của say nắng, say nóng có thể tùy theo mức độ tăng thân nhiệt và thời gian. Có thể từ những biểu hiện nhẹ ban đầu là tăng nhịp tim, tăng nhịp thở, hồi hộp trống ngực rồi đến trạng thái mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, tay chân rã rời, kích thích nhẹ, khó thở tăng dần, chuột rút... và cuối cùng là ngất, hôn mê, trụy tim mạch, tử vong.

Với thể nặng, thân nhiệt tăng cao (trên 40 độ C), nạn nhân thường mất nước nghiêm trọng, da nóng (sờ vào sẽ rất đau), khô, mệt lả, đau đầu, chóng mặt, khó chịu, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một trong những dấu hiệu quan trọng nhất của sốc nhiệt là thân nhiệt đột ngột tăng cao. Đồng tử thu nhỏ lại. Nạn nhân có thể bị ngất xỉu, co giật, lú lẫn, mất định hướng, đôi khi mất ý thức, bất tỉnh hoặc đột quỵ, hôn mê.

Ảnh minh họa

 Say nắng có thể gây ra bất tỉnh hoặc đột quỵ

Xử trí nhanh khi có dấu hiệu say nắng

Khi có dấu hiệu bị say nắng, người bệnh cần được đưa ngay vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, nhanh chóng lấy nước đổ lên đầu, vẩy nước lên người nạn nhân hoặc lấy khăn thấm nước mát phủ lên người mục đích để giảm thân nhiệt.

Nếu cơ thể nóng bừng và không thể đổ mồ hôi, lúc đó có thể nạn nhân đang bị mất nước, cần làm mát cơ thể bằng uống nước mát có pha muối là tốt nhất hoặc trực tiếp đổ nước lên người. Nếu có điều kiện nên chườm mát (bằng khăn sạch nhúng nước mát) ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như: hai vùng nách, hai vùng bẹn, cổ nhằm nhanh chóng làm giảm thân nhiệt cho nạn nhân.

Lưu ý, không nên dùng nước đá để hạ nhiệt, bởi vì làm như vậy nhiệt không hạ nhưng có thể làm cho tim đập nhanh, thậm chí đột qụy.

Nếu nạn nhân không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở hoặc bất tỉnh cần nhanh chóng kêu gọi mọi người hỗ trợ, gọi xe để nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.

Những thực phẩm cần tránh ăn khi trời nắng nóng

  • Ớt và gia vị cay

Mùa hè là thời điểm không thích hợp để ăn đồ cay. Bởi nó làm tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể, và gây ra một hiệu ứng nhiệt - có thể cản trở tác dụng làm mát của bất cứ điều gì khác.

  • Hạt khô

Chúng ta đều nghe nhiều người nói rằng ăn các loại hạt khô thực sự tốt cho sức khỏe. Nhưng vào mùa hè, bạn nên giảm lượng tiêu thụ hạnh nhân, hạt điều, quả óc chó và nho khô. Lý do đằng sau điều này là do chúng tạo ra rất nhiều nhiệt trong cơ thể.

  • Trà, cà phê

Những thức uống nóng như trà, cà phê nên tránh vào những tháng hè nóng nhất. Chất caffeine trong chúng có thể gây ra mất nước, gây nguy hại cho cơ thể vào mùa hè.

  • Đồ chiên

Trong mùa hè, những món ăn nhẹ nhàng, thanh mát sẽ phù hợp hơn các đồ chiên rán. Bởi nếu ăn đồ quá nhiều dầu có thể cản trở tiêu hóa, và bạn sẽ không biết đã có bao nhiêu lượng dầu được dùng trong món gà rán hay khoai tây chiên mà bạn thưởng thức. Tránh xa đồ ăn chiên để bạn không cảm thấy nóng nực hơn.

comment Bình luận

largeer