Cảnh giác trước những dấu hiệu bất thường ở bàn chân
Sưng đau, đỏ ngón chân
Việc tích tụ các tinh thể axít uric trong ngón chân có thể gây đau, sưng và đỏ - tình trạng xảy ra do nồng độ axít uric tăng cao trong máu, gọi là bệnh gút. Viêm khớp và nhiễm trùng cũng dẫn đến đau ngón chân. Nếu thấy đau nhói ở lòng bàn chân và lan dần đến các ngón chân, thì có thể bạn đã bị bệnh u dây thần kinh Morton (sự phì đại của mô bao quanh dây thần kinh thường nằm giữa ngón chân thứ ba và thứ tư). Bệnh phổ biến ở nữ hơn nam.
Thay đổi hình dạng ngón chân
Nếu thấy hình dạng của ngón và móng chân bị uốn cong bất thường, bạn cần kiểm tra sức khỏe tim và phổi bởi sự thay đổi đó có thể xảy ra do hàm lượng khí oxy cung cấp trong máu ít hơn. Một nguyên nhân khác là do mắc bệnh Crohn’s.
Rụng lông ở ngón chân
Ðây là một dấu hiệu cho thấy lưu thông máu kém đi, thường là do mắc các bệnh lý về mạch máu. Ðiều này khiến lượng máu bơm từ tim đến tứ chi giảm, gây rụng lông ngón chân và cảm giác không có mạch ở bàn chân.
(Ảnh minh họa: BenhvienSaiGon)
Ðau và chuột rút ở bàn chân
Ðây có thể là dấu hiệu của suy dinh dưỡng, các vấn đề thần kinh hoặc mất nước. Lúc này, bạn cần tiêu thụ các thực phẩm giàu canxi, magiê và kali, bổ sung đủ nước cho cơ thể. Nhưng nếu vẫn còn đau, hãy đến bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.
Lạnh bàn chân
Trong trường hợp tuyến giáp hoạt động kém, bạn dễ thấy lạnh bàn chân kèm theo rụng tóc, da khô và chóng mặt. Bàn chân lạnh cũng là dấu hiệu cho thấy lưu thông máu kém vì thói quen hút thuốc, mắc bệnh tim và cao huyết áp.
Vàng và dày móng chân
Ðây có thể là dấu hiệu cho thấy bị nhiễm nấm trong móng chân. Bệnh cũng khiến móng chân bốc mùi hoặc sẫm màu. Tuy ban đầu không gây đau, nhưng về sau tình trạng nhiễm trùng có thể lan sang các móng chân và móng tay khác.
Vết thương trên bàn chân lâu lành. Ở bệnh nhân tiểu đường, lưu lượng máu đến các bộ phận như bàn chân bị giảm, dẫn đến tổn thương và chết các tế bào (tức hoại tử). Ban đầu, nó xuất hiện như một vết thương khó lành, nhưng dần dẫn đến nhiễm trùng mủ và biến chứng khác.
Ngón chân chuyển màu đỏ, trắng và xanh dương
Ở người mắc Hội chứng Raynaud (là hiện tượng co thắt của các động mạch làm giảm dòng máu nuôi mô cơ quan), ngón chân có thể lần lượt chuyển sang màu trắng, xanh dương, đỏ tím rồi sau đó trở lại tông màu tự nhiên. Nguyên nhân đổi màu là do co thắt mạch, hoặc hẹp động mạch đột ngột ở ngón chân. Thay đổi về nhiệt độ hoặc căng thẳng tinh thần cũng gây co thắt mạch.
Ðau gót chân
Một nguyên nhân phổ biến gây đau gót chân là bệnh viêm cân gan chân. Bạn có thể thấy đau nhất khi mới thức dậy và thực hiện những bước đi đầu tiên ra khỏi giường. Các nguyên nhân khác bao gồm: bệnh viêm khớp, tập thể dục quá nhiều, mang giày không vừa vặn, gai xương ở dưới gót chân, nhiễm trùng xương, khối u hoặc gãy xương.
Thay đổi cách bước đi (như sải bước rộng hơn hoặc đi lê chân)
Ðiều này có thể là do bàn chân đang mất dần cảm giác vì tổn thương dây thần kinh ngoại vi. 30% số trường hợp có liên quan đến bệnh tiểu đường. Tổn thương thần kinh có thể do nhiễm trùng, thiếu vitamin và nghiện rượu. Các vấn đề về não, tủy sống hoặc cơ cũng gây ra hiện tượng bước lê chân.
Sưng bàn chân
Tình trạng này thường diễn ra khi đứng/ngồi quá lâu, nhất là khi mang thai. Còn trong các trường hợp khác, bàn chân bị sưng kéo dài có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nghiêm trọng đến từ việc tuần hoàn máu kém, gặp vấn đề về hệ bạch huyết hoặc cục máu đông. Rối loạn tuyến giáp hoặc chức năng thận kém cũng có thể gây sưng bàn chân.
Bàn chân bỏng rát và ngứa ngáy
Cảm giác bỏng rát ở bàn chân thường gặp ở những bệnh nhân tiểu đường bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên. Ðiều này cũng có thể do cơ thể thiếu vitamin B, bị nấm da chân, bệnh thận mãn tính, lưu thông kém ở chân, hoặc bị suy giáp.
Trong khi đó, cảm giác da ngứa ngáy kèm theo bong vảy có thể là dấu hiệu của bệnh nấm da chân, hoặc do bị kích ứng trước các hóa chất hoặc sản phẩm chăm sóc da (bệnh viêm da tiếp xúc).
Co thắt bàn chân
Cảm giác đau cấp tính, đột ngột ở bàn chân có thể là dấu hiệu của co thắt cơ (chuột rút), thường kéo dài vài phút. Những lý do phổ biến bao gồm làm việc quá sức, mỏi cơ, tuần hoàn kém, mất nước hoặc mất cân bằng kali, magiê, canxi hoặc vitamin D trong cơ thể. Sự thay đổi nồng độ hoóc-môn trong thai kỳ hoặc rối loạn tuyến giáp cũng có thể là nguyên nhân.
Theo Boldsky
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm