Cấu tạo của âm đạo

Cấu tạo của âm đạo. Cấu tạo của âm đạo ở nữ giới phức tạp hơn so với dương vật ở nam. Hơn nữa, phụ nữ dễ bị viêm nhiễm âm đạo hơn nam và cần được chú ý vệ sinh cầu kỳ, đúng cách.
03/01/2018 00:21

 

Cấu tạo của âm đạo

Âm đạo là bộ phận sinh dục ở nữ có nhiều chức năng phức tạp như giao hợp, tiếp nhận tinh trùng, thụ tinh, cấy thai, nuôi thai và sinh con. Cơ quan sinh dục nữ nằm trong phần dưới cùng của bụng xuống đến đáy chậu, dưới ruột, trước hậu môn. Hơn nữa, những cơ quan sinh dục bên ngoài ở nữ thường nằm khuất phía dưới và được hệ thống lông và hai đùi che kín.

Cau tao cua am dao 3

Cấu tạo của âm đạo bao gồm những cơ quan sinh dục ngoài và trong

Cấu tạo bên ngoài của âm đạo

Phần mu

Hai xương mu tạo thành khớp cùng các tổ chức mỡ và da tạo thành gò cao lên. Mu và những phần lộ ra ngoài của hai môi lớn được phủ một lớp lông dài và xoăn, phân bố theo hình tam giác có tác dụng làm giảm ma sát phần trên của âm hộ trong quá trình giao hợp.

Âm hộ

Là phần ngoài của bộ phận sinh dục nữ còn gọi là cửa mình có âm vật và đôi nếp gấp của da (gọi là âm môi). Vị trí của âm hộ nằm dưới xương mu được bao phủ bằng lông ở phía trên và xung quanh.

Âm vật

Vị trí của âm vật nằm phía dưới xương mu, phía trong các nếp môi. Âm vật đóng vai trò điều khiển cảm giác có thể cương lên và thu nhỏ, rất nhạy cảm do hệ thần kinh và mạch máu. Khi kích thích tình dục, âm vật sẽ cương lên và gây cảm giác cực khoái. Do tiếp cận xúc giác hay tư tưởng, máu sẽ dồn đến các thể nang của âm vật phồng lên và nhô ra khỏi nếp da gấp.

Cau tao cua am dao

Cấu tạo bên ngoài của bộ phận sinh dục nữ

Lỗ niệu đạo

Ở nữ, âm đạo và niệu đạo không chung một đường. Lỗ niệu đạo đóng vai trò bài tiết nước tiểu, nằm phía dưới âm vật và phía trên cửa âm đạo. Vì vậy, khi bị viêm nhiễm âm đạo thường làm lây nhiễm vi khuẩn đến đường tiết niệu qua lỗ niệu đạo.

Môi lớn, môi nhỏ

Đây là một phần của âm hộ. Âm môi có nhiệm vụ che trở lỗ niệu đạo và âm đạo. Âm môi gồm hai môi lớn và môi nhỏ. Môi ngoài là môi lớn có hai nếp thịt chứa tuyến mồ hôi và lông như mu, dài khoảng 7 - 9cm. Môi nhỏ nằm bên trong, ngắn và nhỏ hơn song song với hai môi lớn, không có lông.

Hai môi nhỏ được cấu tạo bởi mô liên kết, các mô này một phần có cấu tạo thể hang. Giữa hai môi nhỏ có một khoảng trống ở giữa gọi là tiền đình  âm đạo. Ngay phía dưới  âm vật là lỗ niệu đạo, đường bài tiết nước tiểu. Miệng ống thoát nước tiểu nằm giữa âm vật và âm đạo.

Màng trinh

Màng trinh là lớp màng che chắn đối với thiếu nữ chưa giao hợp lần nào. Lớp da mỏng này có chứa một hay nhiều lỗ duy trì kinh nguyệt hàng tháng. Ở phụ nữ bình thường trong lần giao hợp đầu tiên, màng trinh sẽ bị rách có cảm giác đau và kèm theo máu.

Tuỳ vào cơ địa mỗi người mà màng trinh có hình dáng, độ lớn nhỏ, dày mỏng khác nhau. Nó có thể có hình bán nguyệt hoặc hình vành khuyên dày khoảng 2mm, bị căng rách trong lần giao hợp đầu tiên, đau và kèm theo máu.  Ở một số trường hợp, khi thất thân lần đầu, không có cảm giác đau mà cũng chẳng rách hay chẳng có máu.

Màng trinh bị rách sẽ để lại một vòng mô không đều nằm quanh cửa âm đạo. Hầu hết phụ nữ đều có màng trinh hình trăng lưỡi liềm.

Tuyến bartholin

Bao gồm một đôi tuyến hình bầu dục hoặc hình quả lê, ống tuyến đổ vào âm hộ. Khi giao hợp, tuyến này sẽ tiết ra chất nhờn làm trơn âm hộ và âm đạo.

Cấu tạo bên trong của bộ phận sinh dục nữ

Âm đạo

Âm đạo là một phần của cơ quan sinh dục nữ, có hình ống cấu tạo bằng cơ, nơi nối cổ tử cung với bộ phận sinh dục ngoài. Kích thước dài khoảng 7 - 10cm, bề mặt trong thành cơ có nhiều nếp gấp và nhiều mạch máu. Các thành cơ thường áp vào nhau trừ lúc giao hợp và sinh con, âm đạo có thể giãn nở rộng để đứa bé có thể đi qua.

Do các nội tiết tố nữ bên trong âm đạo thường ẩm, các chất dịch tiết từ cổ tử cung và buồng tử cung. Hơn nữa, nó còn có thể chứa dương vật khi giao hợp và dẫn máu kinh nguyệt đi ra ngoài.

Cau tao cua am dao 2

Cấu tạo bên trong của bộ phận sinh dục nữ

Cửa vào âm đạo nằm phía dưới lỗ niệu đạo, trực tiếp thông với bọng đái kích thước khoảng 2cm, được che chắn bởi màng trinh.

Cổ tử cung

Đây là bộ phận giống với nút chai tròn hình nấm với lỗ tròn ở giữa thông với bên trong tử cung. Ngoài ra, nó còn được xem là nơi chống mọi tác nhân bên ngoài xâm nhập vào tử cung. Nhiều trường hợp tinh trùng không qua được cổ tử cung dẫn đến tình trạng vô sinh. Buồng tử cung hoàn toàn vô khuẩn là nơi giữ bào thai trong thời kỳ trứng thụ tinh đến khi chào đời.

Lỗ trong và ngoài tử cung được nối với nhau tạo thành ống cổ tử cung và mở hai lần trong một kỳ kinh nguyệt: một là thời kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ để máu kinh có thể thoát ra ngoài. Lần thứ hai là vào khoảng thời gian trứng rụng là giữ chu kỳ kinh để đón tinh trùng và tạo điều kiện tốt nhất cho tinh trùng có thể bơi sâu vào bên trong.

Tử cung

Đây là bộ phận có hình trái lê lộn ngược, tiếp giáp với âm đạo và nằm giữa bọng đái và ruột già. Phần rộng ở trên mở vào hai vòi trứng, phần thấp và hẹp hơn nằm ở dưới mở vào âm đạo bằng cổ tử cung.

Lớp cơ trơn dầy tạo nên tử cung có bề mặt bên trong tử cung được bao phủ bởi lớp niêm mạc, nhiều mạch máu và tuyến. Màng bụng bao phủ một phần mặt ngoài của tử cung và cố định vị trí bằng các dây chằng. Những dây chằng này là những mạch máu nuôi tử cung. Tử cung là nơi để trứng thụ tinh làm tổ và phát triển đến khi thai trưởng thành.

Tuỳ theo các giai đoạn phát triển của người phụ nữ và chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng thai nghén và hình dáng tử cung thay đổi khác nhau.

Vòi trứng

Đây là bộ phạn dẫn từ tử cung đến buồng trứng làm đường đi cho trứng và tinh trùng, để trứng thụ tinh. Kích thước vòi trứng dài khoảng 7,5cm với một đầu mở tương đối hẹp vào tử cung, đầu kia mở rộng với các tua (loa vòi)  ôm sát buồng trứng để hứng bất kỳ trứng nào rụng. Vách của vòi trứng được lót bởi lớp tế bào có lông chuyển động được, chúng có nhiệm vụ rung chuyển thường xuyên theo một hướng nhất định để đẩy chất dịch nhầy trong đó có trứng di chuyển về phía tử cung.

Buồng trứng

Đây là cơ quan đôi nằm hai bên tử cung phía dưới loa vòi. Mỗi buồng trứng có kích thước dài khoảng 3cm, rộng 2cm chứa nhiều nang trứng. Buồng trứng giữ nhiệm vụ tương đương với tinh hoàn, sản xuất trứng và sản sinh nội tiết tố nữ estrogen và progesterone. Sau tuổi dậy thìa, bề mặt buồng trứng trở nên xù xì.

Mỗi tháng có một nang trứng  lớn lên và đến giữ chu kỳ nang này sẽ vỡ và phóng thích trứng vào vòi trứng mà tạo thành sẹo. Về sau tới tuổi mãn kinh, buồng trứng sẽ nhẵn bóng trở lại.

Trong khoảng tuổi từ 13 - 45, là khoảng thời gian nữ giới có thể sinh nở. Trong buồng trứng, có khoảng thời gian nhất định để tế bào trứng trưởng thành, rụng và sẵn sàng thụ tinh. Các tế bào trứng sẽ luân phiên nhau trưởng thành diễn ra trong gần tám tuần khi bên trái, khi bên phải của buồng trứng. Do đó, cứ bốn tuần là có một trứng trưởng thành rụng.

Cau tao cua am dao

Bộ phận sinh dục nữ rất dễ nhiễm trùng vì vậy cần vệ sinh đúng cách

Lúc trứng có thể thụ tinh là lúc tế bào trứng và nang trứng đã trưởng thành. Vào thời điểm  này nang trứng sẽ vỡ và đẩy một trứng trưởng thành sẽ rụng vào ổ bụng. Việc nang trứng này vỡ gắn liên với việc tăng thân nhiệt một cách tức thì.

 

 

comment Bình luận

largeer