Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì?

Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì? Cây chó đẻ răng cưa là loài cây được tìm thấy nhiều trong cuộc sống hàng ngày. Được biết, cây chó đẻ được dùng để trị sỏi thận, sỏi mật và viêm gan siêu vi B.
28/02/2018 08:53

Cây chó đẻ là gì?

Cây chó đẻ thường được gọi là Diệp hạ châu, có tên khoa học là Phyllanthus urinaria L., thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Được biết, cây chó đẻ cao từ 30 - 60cm, thân nhẵn, mọc thẳng đứng, lá mọc so le, phiến lá thon nhỏ dài từ 5 - 15cm, rộng 2 - 5mm. Cây chó đẻ mọc hàng năm ở khu vực nhiệt đới và mọc hoang rất dễ tìm thấy. Theo Đông y, diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát giúp thanh can lương huyết, lợi tiểu, sát trùng, giải độc.

Cay cho de co tac dung gi 3

Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì? Cây chó đẻ có vị đắng, hơi ngọt, tính mát

Sở dĩ diệp hạ châu gọi với tên dân gian là chó đẻ do quan sát sau khi đẻ, chó thường tìm ăn loại cây này để bớt ra máu. Khi thu hái, cần lưu ý có 3 loài cây gần giống nhau như sau:

Cây chó đẻ thân xanh (diệp hạ châu đắng) tên khoa học là Phyllanthus niruri: đây là loại cây thân xanh, cành ngắn, ít phân nhánh và có phiến lá màu xanh nhạt, mỏng hơn cây chó đẻ thân đỏ. Khi nhai có vị đắng và có dược tính mạnh hơn so với 2 loài cây cùng loại.

Cay cho de co tac dung gi 2

Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì? Diệp hạ châu thân xanh có vị đắng và dược tính mạnh

Cây chó đẻ thân đỏ (diệp hạ châu ngọt) tên khoa học là Phyllanthus urinaria: thân cây có màu hanh đỏ và màu thường đậm nơi gốc cành, phaanh nhánh nhiều và có phiến lá màu xanh hơi đậm, dài và dày hơn so với cây chó đẻ thân xanh. Cây chó đẻ thân đỏ khi nhai có vị ngọt và được dùng làm thuốc chữa bệnh, dược tính không mạnh bằng cây chó đẻ thân xanh.

Cay cho de co tac dung gi 6

Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì? Cây chó đẻ thân đỏ có thân cây hanh đỏ, vị ngọt

Cây chó đẻ có tên Phyllanthus sp có màu xanh đậm, lá rời, phiến lá hẹp và chóp nhọn hơn so với hai loài ở trên. Loài này không được dùng làm thuốc.

Cay cho de co tac dung gi 5

Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì? Cây chó đẻ lá rời không được dùng làm thuốc

Tuỳ vào mục đích sử dụng mà lựa chọn những loại cây khác nhau phù hợp hơn.

Tác dụng của cây chó đẻ

Cây chó đẻ có vị ngọt, hơi đắng, tính mát giúp lợi tiểu, tiêu độc, sát trùng, thông huyết, điều kinh, thanh can, lương huyết, hạ nhiệt... dùng làm thuốc chữa trị bệnh đau gan, thận, đường tiết niệu, đường ruột và các bệnh về da.

Chữa bệnh viêm gan siêu vi B

Đây là một căn bệnh do siêu vi viêm gan B (HBV) gây ra. Hiện có khoảng 4,9% người Mỹ mắc căn bệnh này còn ở Việt Nam đây không phải là bệnh hiếm.

Cay cho de co tac dung gi 4

Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì? Cây chó đẻ có tác dụng chữa bệnh viêm gan siêu vi B

Dùng 30g cây chó đẻ, 12g sài hồ, 8g chi từ và 12g hạ khô tảo sao khô dùng để sắc lấy nước uống, ngày 1 thang.

Chữa trị viêm gan do virus

Lấy cây chó đẻ (diệp hạ châu đắng) sao khô 20 g, sắc nước 3 lần. Trộn chung các nước sắc, thêm 50g đường đun sôi cho tan, chia làm 4 lần uống trong ngày. Khi kết quả xét nghiệm HBsAg (-) thì ngừng thuốc.

Chữa xơ gan cổ trướng thể nặng

Diệp hạ châu đắng sao khô 100g sắc nước 3 lần. Sau đó, thêm 150 g đường đun sôi cho tan, chia nhiều lần uống trong ngày (thuốc rất đắng), liệu trình 30 - 40 ngày. Khẩu phần hằng ngày phải hạn chế muối, tăng đạm (thịt, cá, trứng, đậu phụ).

Điều trị suy gan (do sốt rét,  sán lá, lỵ amib, ứ mật, nhiễm độc)

Diệp hạ châu (ngọt hoặc đắng) sao khô 20g, cam thảo đất sao khô 20g, sắc nước uống hằng ngày.

Hỗ trợ điều trị bệnh chàm (eczema) mãn tính

Dùng cây chó đẻ vò, xát nhiều lần vào chỗ bị chàm, làm liên tục hằng ngày sẽ khỏi.

Điều trị sốt rét

Dùng cây chó đẻ 8g, thảo quả, dây hà thủ ô, lá mãng cầu ta tươi, thường sơn, dây gắm mỗi vị 10 g kết hợp với bình lang (hạt cau), ô mai, dây cóc, mỗi vị 4g.

Đem sắc với 600ml nước còn 200ml, chia uống 2 lần trước khi lên cơn sốt rét 2 giờ. Nếu không hết cơn, thêm sài hồ 10g

Trị mụn nhọt độc

Mụn nhọt độc thường xuất hiện ở trẻ em vào mùa nóng, nhọt mưng mủ gây nhiễm trùng có thể phát sốt. Sử dụng cây chó đẻ rửa sạch giã với muối rồi chế với nước đun sôi để nguội, dùng bã đắp lên vùng da bị mụn nhọt còn nước có thể pha thêm đường để uống.

Điều trị sỏi thận

Năm 1990, một nghiên cứu đã được công bố của trường đại học Y Paulists ở Sao Paulo, Brazil cho biết đã thí nghiệm trên người và chuột và chữa khỏi bệnh sỏi thận sau khi cho uống trà diệp hạ châu từ 1 - 3 tháng.

Đến năm 1999 cũng ra đời những nghiên cứu khác chứng minh nước sắc cây chó đẻ có tác dụng gia tăng lượng nước tiểu, ngăn cản sự tạo thành các tinh thể calcium oxalate (tinh thể gây sỏi thận), tăng tiết mật và giãn cơ vùng sinh dục tiết niệu và ống mật. Những tác dụng này giúp ăn mòn những viên sỏi thận và trục xuất chúng ra ngoài qua đường nước tiểu.

Cay cho de co tac dung gi

Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng điều trị sỏi thận hiệu quả

Lưu ý: Cây chó đẻ không có độc tính và an toàn cao. Tuy nhiên, đây là loài cây không phù hợp với các trường hợp đau cơ, co giật trong khi điều trị sỏi thận hoặc sỏi mật do quá trình tống xuất sỏi. Hơn nữa, cây chó đẻ có tính mát có thể gây trệ Tỳ, đầy bụng ở những người có Tỳ vị hư hàn, dùng liều cao hoặc dùng lâu ngày. Ở những trường hợp như vậy nên phối hợp với những vị thuốc có tính cay ấm để dung hoà bớt tính mát của cây chó đẻ.

Lạm dụng cây chó đẻ có thể tử vong

Một thành viên trên diễn đàn cây thuốc của y sinh Tuệ Lâm (Trường y học cổ truyền Lê Hữu Trác - TPHCM) cho biết: "Mẹ tôi đi khám bệnh được bác sĩ cho biết bị chai gan. Trong vòng 3 tháng mẹ bị vàng da, nghe người bà con giới thiệu uống cây chó đẻ sẽ hết, mẹ liền gọi về Việt Nam nhờ kiếm dùm. Họ phơi khô, xào trong nồi gang, hạ thổ gửi qua Mỹ. Mẹ tôi nấu nước uống trong vòng 1 tháng thìå sụt gần 10kg, khoảng 2 tháng sau bị chảy máu miệng mũi, đi tiêu ra máu, sau đó thổ huyết rồi chết. Vì thế, mọi người phải cẩn thận với cây chó đẻ".

Bên cạnh đó, y sinh này cũng đã tìm hiểu và ghi nhận về mối nguy hiểm phá huyết của cây chó đẻ: "Khi không mắc bệnh về gan, nếu lạm dụng thì người sử dụng CCĐ sẽ bị phá hồng huyết cầu, từ đó suy giảm hệ miễn dịch, hại gan...".

Cay cho de co tac dung gi 7

Cây chó đẻ răng cưa có tác dụng gì? Lạm dụng cây chó đẻ có thể nguy hiểm đến tính mạng

Theo kỹ sư hóa Bùi Văn Cứ (Hội hóa học TPHCM), phân tích cho thấy trong thành phần cây chó đẻ răng cưa có một số chất kháng sinh đối kháng với các vi khuẩn gồm tụ cầu trùng, coli, sonnei, shiga...

Sau khi sinh, chó mẹ thường ăn loại cây này để mau lành vết thương. Dược sỹ Trương Phúc Tinh khuyến cáo trong cây chó đẻ có chứa chất kháng sinh, theo nguyên tắc ngành y không được tuỳ ý sử dụng, lạm dụng hay kéo dài thời gian sử dụng.

Lương y Nguyễn Trọng Bá (tỉnh Đồng Nai) cho biết tác dụng chữa viêm gan siêu vi B của cây chó đẻ răng cưa đã được ghi nhận. Tuy nhiên cần lưu ý những người không mắc chứng viêm gan, nếu tự ý sử dụng thì vô cùng nguy hại, bởi đây là cây thuốc chữa bệnh, không phải thuốc bổ. Người có lá gan bình thường nếu lạm dụng sẽ dẫn đến chai gan, xơ gan... thực tế đã có người tự ý sử dụng cây thuốc này đã phải vong mạng.

comment Bình luận

largeer