Lá bàng có tác dụng gì?
Đặc điểm của cây bàng
Cây bàng là một loại cây to, cành mọc vòng thành tán, có thể cao đến 25m. Lá bàng to hình thìa, đầu tròn, mặt trên nhẵn, mặt dưới có lông hung nhạt cùng phiến lá dài khoảng 20 - 30cm, rộng 10 - 13cm.

Lá bàng có tác dụng gì? Lá bàng có hình thìa, mặt dưới có lông hung nhạt
Hoa của cây mọc thành chùm dài 15 - 20cm, trên cán bông có lông. Quả hình bầu dục, đầu hơi nhọn dài khoảng 4cm, roognj 3cm và dày 15mm, nhẵn dẹt ới hai bên dìa hẹp, nhiều xơ. Hạt có nhân trắng chứa nhiều dầu bàng.
Bàng được trồng trong khu vực nhiệt đới để lấy bóng râm nhờ tán lá lớn và rậm. Qua bàng có thể ăn được và hạt bàng được dùng làm nguyên liệu chế biến mứt. Gỗ bàng có màu đỏ, rắn chắc và chống thấm nước khá tốt.
Tác dụng của lá bàng
Lá bàng chứa một số flavonoid như kamferol hay quercein cùng các chất tanin như punicalin, punicalagin và tercatin, các chất saponin và phytosterol. Các chất hoá học trong lá và vỏ thân cây bàng còn được dùng nhiều ứng dụng trong nền y học cổ truyền với các mục đích khác nhau. Tại Đài Loan, lá bàng rung được dùng làm thuốc chữa bệnh liên quan đến gan. Ở Suriname, che làm từ bàng được dùng để chữa trị các bệnh như lỵ, tiêu chảy.

Lá bàng có tác dụng gì? Lá bàng có chứa flavonoid, tanin, saponin và phytosterol ứng dụng trong y học
Nhiều người hiện nay cho rằng lá bàng có công dụng trị bệnh ung thư nhưng thực tế chưa có tài liệu đông y nào đề cạp đến vấn đề trị bệnh từ loại cây này. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội đông y Hà Nội) cho rằng: "Bản chất thì lá bàng non, thậm chí là quả bàng là bài thuốc được truyền trong dân gian. Nó có thể chữa được các bệnh như tiêu hóa, đau bụng, ho, đau răng nhưng ở mức độ nhẹ. Nhưng cũng còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người. Đối với người này thì khỏi, người kia thì không".
Lá bàng chữa cảm sốt
Dùng 15g lá bàng rửa sạch, thái nhỏ rồi phơi khô trộn đều với 10g kinh giới khô, 12g bạc hà khô, 10g vỏ quýt khô. Sau đó đem sắc lấy nước uống. Lưu ý, chỉ uống một lần khi nước còn nóng rồi đắp chăn kín cho ra mồ hôi.
Trường hợp cảm sốt có triệu chứng nhức đầu, láy 15g lá bàng khô, 5g lá hoắc hương, 10g vỏ quýt, 3 lát gừng tươi rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày uống hai lần trước khi ăn khoảng 15 phút và uống khi còn nóng.
Lá bàng chữa trị viêm loét
Dùng lá bàng non hoặc lá bánh tẻ, lá càng non càng nhiều nhựa hiệu quả sẽ cao.

Lá bàng có tác dụng chữa trị viêm loét hiệu quả
Tuỳ vào vết thương nặng hay nhẻ để lấy số lượng lá phù hợp. Rửa sạch lá bàng trước rồi cho vào nồi đun sôi, để lửa nhỏ khoảng nửa giờ đến khi các chất trong lá ra hết nước.
Sau đó, bỏ lá và lấy một nửa nước mới nấu cho vào ấm giữu nhiệt, chỗ nước còn lại chờ nguội ấm thì ngâm hoặc rửa vết thương. Lưu ý, luôn giữ nước ấm dùng cho vết thương, trường hợp nước nguội có thể đổ thêm nước trong ấm giữ nhiệt ra.
Sau khi ngâm thấm bằng khăn sạch hoặc để tự khô (tuyệt đối không rửa vết thương bằng nước khác) rồi bôi thuốc cần thiết tùy vào bệnh hoặc thuốc do bác sĩ kê đơn (ví dụ xanh metilen, thuốc mỡ kháng sinh…).
Khi dùng nước lá bàng để ngâm vùng da đó có thể bị vàng nhưng sau một thời gian, da sẽ trở lại bình thường.
Lá bàng chữa mụn và vết thương mưng mủ
Đem lá và búp bàng rửa sạch, đun sôi với nước. Đến khi nước nguội bớt, dùng nước này để ngâm rửa vết thương khoảng 20 phút. Chất tanin trong lá và búp bàng có tác dụng sát khuẩn, hút hết mủ ra ngoài. Nếu không thể ngâm được nên giã nát lá và búp bàng non rồi cho vào đun sôi, dùng hỗn hợp đó đắp lên vết thương.

Lá bàng có tác dụng gì? Chất tanin trong lá và búp bàng có tác dụng sát khuẩn và hút mủ ra ngoài
Lá bàng trị nhiệt miệng và viêm loét
Nhiệt miệng và viêm loét là chứng bệnh gây ra những cơn đau dai dẳng do nhiều nguyên nhân gây ra như máu huyết nóng, nhiễm nấm, thiếu vitamin C, PP, sắt hoặc do một số chất hoá học trong kem đánh răng...
Dùng lá bàng non tuỳ vào vết thương để lấy số lượng phù hợp, sau đó cho vào nồi đun sôi, để lửa nhỏ khoảng nửa giờ cho các chất trong lá ra hết vào nước.
Giữ nước ấm để ngâm vết thương rồi dùng khăn sạch để thấm hoặc để tự khô rồi bôi thuốc cần thiết tuỳ vào bệnh theo sự kê đơn cả bác sỹ.
Trong quá trình dùng nước lá bàng, răng có thể bị vàng do nhựa lá tiết ra bám vào răng miệng. Sau khi hết liệu trình điều trị nhiệt miệng sẽ khỏi.
Lá bàng chữa trị sâu răng, viêm nướu
Ngậm nước lá bàng 2 lần/ngày có thể trị sâu răng, viêm nướu và sạch các mảng bám ố vàng trong 1 tuần áp dụng. Nên sử dụng nước lá bàng để súc miệng hàng ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Lá bàng có tác dụng gì? Ngậm nước lá bàng chữa trị sâu răng và viêm nướu
Lá bàng trị viêm họng
Dùng 7 - 10 lá bàng non, muối hạt. Cho lá bàng, 1/4 thìa café muối và 250ml nước vào máy xay sinh tố xay nhuyễn ra trong khoảng 5 phút. Dùng rây chiết lấy nước cốt của lá, bỏ phần bã. Cho phần nước đã lọc vào 1 cái chai cất tủ lạnh để dùng dần. Với khoảng 250ml nước lá bàng có thể sử dụng được trong khoảng 1 tuần.
Trị viêm âm đạo, viêm lộ tuyến
Lấy 10 lá bàng bánh tẻ đun cùng 1 lít nước và cho 2 thìa muối trắng vào khi đun, đun kỹ. Để nguội sau đó lấy nước lá bàng để rửa kỹ, ngày 3 lần mỗi lần 3 - 4cc.
Trị ngứa do lên da non
Đun nước lá bàng rửa như rửa vết thương, ngày làm 2 lần sẽ khỏi.
Những thông tin trên đây là tác dụng của lá bàng có thể tham khảo, trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến bác sỹ.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Pfizer và VNVC ký thảo luận về sản xuất vắc xin
Tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới Pfizer và Hệ thống tiêm chủng VNVC vừa ký kết hợp tác chia sẻ kiến thức, xây dựng nhà máy sản xuất vắc xin đạt chuẩn quốc tế tại Việt Nam.March 19 at 10:56 am -
Sữa & Bỉm Thanh Hiền - Nâng niu yêu bé, chăm sóc mẹ mỗi ngày
Với 9 năm hoạt động, cửa hàng Sữa & Bỉm Thanh Hiền khẳng định là điểm đến uy tín, đồng hành cùng ba mẹ trong chăm sóc bé. Phương châm "Vì con yêu là điều quý giá", Thanh Hiền đã mang đến sản phẩm chất lượng cho bé trong suốt hành trình khôn lớn.March 18 at 4:51 pm -
Hệ thống tiêm chủng VNVC tặng Bộ Y tế 500.000 liều vaccine sởi chống dịch
Chiều 17/3, Hệ thống Trung tâm tiêm chủng VNVC đã trao tặng 500.000 liều vaccine sởi (MVVAC - Việt Nam) cho Bộ Y tế, nhằm góp phần đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine sởi trên toàn quốc.March 18 at 9:04 am -
Những thói quen giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc xây dựng những thói quen lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Theo các chuyên gia y tế, để duy trì thể trạng tốt khi về già, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, giấc ngủ khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.March 14 at 4:07 pm