Cách ru trẻ sơ sinh ngủ đơn giản
1. Nguyên nhân khiến trẻ hay khóc, không chịu ngủ
- Bé đang đói
Đây là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ không chịu ngủ hoặc thức dậy giữa giấc.
Cơ thể bé đang phát triển mạnh mẽ và cần được ăn nhiều hơn so với bình thường. Ngoài ra, trước khi đi ngủ do trẻ hoạt động quá nhiều so với lượng thức ăn được tiêu thụ dẫn đến trẻ nhanh đói hơn.

Bé đang đói hoặc khát là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mất ngủ, ngủ ít, không sâu giấc
- Bé đang khát
Trong những ngày trời nóng bức hoặc hanh khô, hiện tượng mất nước trong quá trình ngủ thường xảy ra làm ảnh hưởng xấu đến các hoạt động và chức năng của mọi cơ quan.
- Bé bị kích thích mạnh
Trước khi đến giờ ngủ, thần kinh bé bị kích thích hoặc hưng phấn sẽ khiến bé khó đi vào giấc ngủ hơn. Nhiều trường hợp do bé quá mệt mỏi, bỏ lỡ giấc ngủ ngắn trong ngày dẫn đến rối loạn chu kì giấc ngủ của bé, kết quả là trẻ sơ sinh không chịu ngủ, ngủ ít hoặc hay thức giấc.
- Bé cần chuyển động
Bé vẫn luôn thích được chuyển động khi còn ở trong bụng mẹ và kể cả khi sinh ra. Việc cử động tay chân sẽ giúp phát triển các cơ bắp, tăng sự trao đổi chất và làm giảm sự kích thích thần kinh cũng như sự căng thẳng cả về thể chất lẫn tinh thần.
- Bé muốn được "bú sữa"
Trường hợp trẻ muốn được được bú, ngậm một cái gì đó (không phải do đói). Điều này khiến trẻ cảm thấy an toàn hoặc dễ chịu hơn. Đây là nhu cầu, bản năng, phản xạ tự nhiên của trẻ sơ sinh.
- Bé đang mọc răng
Những cơn đau nhức, ngứa ngáy ở răng miệng khi trẻ đang mọc răng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh không chịu ngủ, khó ngủ, ngủ ít. Thậm chí, trẻ sẽ quấy khóc, bỏ ăn, sốt, đau bụng, phát ban...
- Bé học được nhiều kỹ năng mới
Nếu bé thức dậy giữa giấc không khóc nhưng muốn chơi và nói chuyện thì đây có thể do bé mong muốn được thực hành hoặc rèn luyện những kỹ năng đã học được vào ban ngày như tập bò, đi bộ, tập nói hoặc tương tác với người thân…

Bé thức dậy giữa giấc không khóc có thể do bé muốn thực hiện kỹ năng mới học
- Sức khỏe bé không tốt
Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm và thường dễ mắc các bệnh do sức đề kháng yếu. Cụ thể đó là cảm lạnh, cúm, ho, rối loạn tiêu hóa, nôn trớ, bệnh về da… Trẻ có các triệu chứng đau nhức, mệt mỏi, khó chịu do bệnh khiến trẻ sơ sinh không chịu ngủ, ngủ không sâu giấc.
- Bé muốn thay đổi thói quen
Nếu bé thường thức dậy sớm hơn, ngủ muộn hơn hoặc ngược lại thì có thể do trẻ muốn thay đổi thói quen trước đó.
2. Cách ru trẻ sơ sinh ngủ đơn giản
- Vuốt ve bé
Khi đặt bé vào cũi hay giường ngủ, dùng tay đặt nhẹ nhàng lên bụng, tay, đầu bé để vuốt ve và dỗ dành bé.
- Chọn giờ ngủ hợp lí
Các chuyên gia nước ngoài khuyên rằng khoảng thời gian từ 6h30 - 7h tối là giờ ngủ thích hợp cho hầu hết trẻ nhỏ dưới 1 tuổi. Vì vậy, các mẹ cần sắp xếp dành thời gian để cho bé yêu đi ngủ đúng giấc. Khi đã quá giờ ngủ lí tưởng, bé sẽ mệt mỏi và khó đi vào giấc ngủ.
- Tạo không gian dễ chịu
Rèn cho bé nhận thức về ngày - đêm để bé đi vào giấc ngủ dễ hơn.

Cách ru trẻ sơ sinh ngủ đơn giản. Tạo không gian dễ chịu cho bé
Mẹ nên dùng rèm cửa để che nắng cho bé ban ngày và tắt đèn cho phòng tối vào ban đêm. Khi bé đến giờ thức giấc, mở rèm hoặc bật đèn để bé nhận thức được sự khác biệt. Hơn nữa, cần lưu ý giữ phòng ốc mát mẻ, không khí trong lành để bé ngon giấc.
- Mặc quần áo thoải mái cho bé
Vải tổng hợp thường làm trẻ nhỏ khó chịu vì làn da của bé rất nhạy cảm. Mẹ nên chọn quần áo làm từ vải tự nhiên như cotton để tránh gây kích ứng cho con, giúp con có giấc ngủ thoải mái.
- Để ý dấu hiệu buồn ngủ của bé
Không nên đợi đến khi bé khóc to hay mệt rã rời mới cho bé vào giường, bé sẽ rất khó ngủ. Nên chú ý những dấu hiệu như dụi mắt, ngáp hay khóc quấy, đó có thể là lúc bé bắt đầu thấy mệt và muốn đi ngủ.
- Ủ ấm cho bé
Trẻ sơ sinh vốn quen môi trường ấm áp, an toàn trong tử cung mẹ, vì vậy việc được bảo bọc trong chăn ấm sẽ tái tạo lại cảm giác dễ chịu đó, giúp bé ngủ ngon hơn.
- Massage cho bé
Trẻ nhỏ rất thích được massage tầm 15 phút trước khi ngủ. Nghiên cứu của Viện nghiên cứu Đại học Miami cho thấy, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chỉ cần được massage 15 phút sẽ nhanh chóng đi vào giấc ngủ hơn so với những trẻ chỉ được nghe kể chuyện trước khi đi ngủ. Ngoài ra, có thể kết hợp với chút tinh dầu thơm.
- Giấc ngủ trưa
Không nên bỏ qua giấc ngủ trưa của bé, vì nhiều mẹ cho rằng điều này sẽ giúp bé ngủ nhiều hơn vào ban đêm.
- Hát ru
Hát ru từ trước đến nay vẫn là phương pháp ru bé ngủ hiệu quả mà các mẹ có thể áp dụng.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am