Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào?

Ăn dặm kiểu Nhật là phương pháp kích thích trẻ ăn ngon, tiêu hóa tốt và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng. Nguyên tắc của cách ăn dặm này là kết hợp nhiều loại thực phẩm khác nhau để làm ra những thực đơn đa dạng, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ.
14/05/2018 10:08

1. Cách ăn dặm kiểu Nhật cho bé

- 5-6 tháng tuổi là thời điểm phù hợp để các mẹ cho bé bắt đầu ăn dặm

- Tùy theo độ tuổi của trẻ để cho ăn cháo pha loãng theo tỉ lệ nào. Nếu ngày đầu tiên thì áp dụng tỉ lệ 1:10.

- Đảm bảo bữa ăn của trẻ có đủ 3 loại thực phẩm: Tinh bột, đạm và vitamin với 3 màu sắc vàng - đỏ - xanh.

- Không được cho gia vị vào thức ăn của con

- Hình thành thói quen ăn đúng bữa và biết ngồi ăn chung với bố mẹ.

- Tập cho bé sử dụng muỗng để bé tự lập hơn dù cho thức ăn văng tung tóe.

- Không được ép trẻ ăn.

  • Ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là:

- Không làm trẻ nhàm chán bởi thức ăn được chế biến từ lỏng tới đặc, mịn tới loãng.

- Giúp bé học được kỹ năng nhai, nuốt thức ăn, từ đó hệ tiêu hóa trong cơ thể trẻ nhỏ sẽ hoạt động tốt hơn.

- Bé tự lập hơn, ngồi ăn một mình mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ.

  • Dụng cụ chuẩn bị cho bé ăn dặm kiểu Nhật

- Nồi ủ thực phẩm Nồi ủ có chức năng để hầm nước dùng và nấu cháo không tốn nhiệt và thời gian.

- Bộ chế biến ăn dặm Kiểu NhậtCác dụng cụ cần thiết để nấu và cho bé ăn dặm như: cối, chày, rây, dụng cụ vắt nước cam... cho phép mẹ nghiền, giã, mài nát thức ăn.

cach an dam kieu nhat cho tre

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào? Các mẹ nên chuẩn bị bộ dụng cụ chế biến đồ ăn dặm

- Ghế ngồi Với cách ăn dặm kiểu Nhật thì nguyên tắc là để bé ngồi ăn 1 chỗ trong không gian yên tính, không có đồ chơi và tivi. Chuẩn bị 1 ghế ngồi ăn dặm là rất cần thiết, nếu bé nhà bạn chưa ngồi vững thì có thể dùng gối chèn để bé ngồi vững hơn.

Lưu ý không bế bé vào lòng để cho ăn. Thời gian ăn các mẹ nên căn phù hợp không nên kéo dài bé sẽ bị mệt.

  • Lượng sữa mẹ trong thời kì bé ăn dặm

- Các bé trong giai đoạn từ 5,5 tháng đến 7 tháng cần 600ml sữa/ngày
- Các bé trong giai đoạn từ 8 - 11 tháng cần 450ml sữa/ngày

2. Ăn dặm kiểu Nhật theo từng độ tuổi của trẻ

  • Giai đoạn 1: giai đoạn bé tập nuốt (từ 5 – 6 tháng tuổi)

Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn dặm 1 bữa/ngày kết hợp dinh dưỡng.

Khi bắt đầu tập ăn, mẹ nên cho bé ăn 1 thìa nhỏ 5 ml cháo nghiền loãng mỗi ngày mỗi lần bú.

Sau 2, 3 ngày thì tăng lên thìa to hơn.

Khi bé ăn được 3, 4 thìa thì có thể bắt đầu cho bé ăn thử trái cây, rau củ hầm nhừ.

Sau 1 tháng ăn dặm nếu bé nuốt thức ăn tốt thì nâng lên 2 bữa/ngày.

Nên cố gắng cho trẻ ăn cố định 1 giờ nhất định.

Tất cả các món ăn cho bé nên ở dạng dung dịch loãng và đặc biệt là không nên nêm thêm gia vị.

Mẹ có thể điều chỉnh lượng thức ăn tùy theo sự thèm ăn, tốc độ phát triển của bé

Thực phẩm sử dụng ở giai đoạn này chủ yếu là:

- Nhóm tinh bột: gạo, bánh mì, tinh bột, khoai tây, khoai lang.

- Nhóm rau quả: cà rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.

cach an dam kieu nhat cho tre.jpg 1

Khi mới bắt đầu ăn dặm thì mẹ nên nấu bột loảng rồi đặc dần theo từng độ tuổi

  • Giai đoạn 2: giai đoạn bé nhai trệu trạo (từ 7 – 8 tháng tuổi)

Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn 2 bữa sáng và tối mỗi ngày.

Ngoài các thức ăn phổ biến như cháo, rau, mẹ có thể bổ sung thêm cho bé các loại thịt như cá, thịt gà hay gan kết hợp nhiều loại rau củ, trái cây, ngũ cốc, thực phẩm giàu đạm.

Độ cứng của thức ăn mà bé có thể nghiền bằng lưỡi tương đương đậu phụ.

Lượng thức ăn mỗi bữa:

- Nhóm tinh bột (50-80 gram): gạo, bánh mỳ, tinh bột, khoai tây, khoai lang

- Nhóm rau quả (20-30 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua

- Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (10-15 gram); đậu phụ (30-40 gram); lòng đỏ trứng (1/3 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (50-70 gram).

  • Giai đoạn 3: giai đoạn bé tập nhai (từ 9 – 11 tháng tuổi)

Giai đoạn này mẹ có thể cho bé ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối.

Giữ thoái quen và nhịp ăn uống của bé, và cho bé thử cùng ăn với cả nhà.

Tăng dần độ cứng của thức ăn lên mức bé có thể nhai bằng nướu (ví dụ độ cứng tương đương chuối).

cach an dam kieu nhat cho tre.jpg 2.jpg

Cho bé ăn dặm kiểu Nhật như thế nào? Khi bé biết tập nhai mẹ có thể cho bé ăn ngày 3 bữa: sáng, trưa, chiều tối

  • Lượng thức ăn mỗi bữa:

-Nhóm tinh bột: Cháo trắng 90 gram cho đến cơm nát 80 gram.

- Nhóm rau quả (30-40 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, cà chua.

- Nhóm chất đạm: Cá, thịt (15 gram); đậu phụ (45 gram); trứng (1/2 quả) khi đã quen có thể ăn cả lòng trắng; các chế phẩm từ sữa (80 gram).

Trong giai đoạn này, cháo có thể để nguyên hạt gạo, đặc hơn dạng sột sệt một chút. Thức ăn cắt nhỏ, mỏng và ninh mềm. Bé có thể ăn được hầu hết các loại thực phẩm và các loại gia vị như muối, xì dầu với lượng nhỏ.

  • Giai đoạn 4: giai đoạn nhai khỏe (ăn sam, từ 12 tháng đến 18 tháng)

Giai đoạn này bé đã có thể ăn một ngày 3 bữa. Do vậy cần giữ nhịp ăn uống ngày 3 bữa và tạo thói quen sinh hoạt cho bé.

Tăng dần độ cứng thức ăn lên mức tương tự thịt viên.

Lượng thức ăn mỗi bữa:

- Nhóm tinh bột: Cơm nát 90 gram, cơm trắng 80 gram

- Nhóm rau quả (40-50 gram): cà-rốt, chuối, rau chân vịt, bí đỏ, củ cải, càchua

- Nhóm chất đạm: Cá hoặc thịt (15-20 gram); hoặc đậu phụ (50-55 gram); hoặc trứng (2/3-1 quả); hoặc các chế phẩm từ sữa (100 gram).

Đối với các bé đủ chiều cao và cân nặng thì không cần uống sữa bột mà chuyển sang sữa tươi thông thường.

3. Cách chế biến đồ ăn dặm kiểu Nhật cho bé nhanh nhất

- Đối với các bé giai đoạn đầu mới tập ăn dặm, vì lương ăn của các bé còn ít nên để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể chế biến nhiều một lúc rồi trữ lạnh. Như vậy sẽ không mất thời gian mỗi lần nấu. Cách trữ lạnh như sau:

+ Cháo: các mẹ có thể nấu cháo theo đúng tỷ lệ (1:10; 1:9…) với lượng lớn, rây lưới nhuyễn đúng độ thô bé ăn rồi chia vào từng hộp nhỏ vừa lượng theo từng bữa, trữ ngăn lạnh trong khoảng 4-7 ngày. Lưu ý là mẹ phải để cháo nguội hoàn toàn mới cho vào ngăn lạnh, và nên rây nhuyễn cháo trước khi làm đông lạnh để tiết kiệm thời gian và tránh trường hợp cháo bị lại gạo khi rã đông sẽ khó rây nhuyễn hơn.

+ Các loại thịt bò, gà, lợn mua tươi về nên được chế biến ngay lập tức: Trần qua nước sôi nóng già có bỏ chút gừng để loại bỏ tạp chất và mùi hôi, thấm khô rồi xay/bằm nhỏ tùy vào độ thô mà bé đang ăn. Sau đó chia thịt thành từng viên vừa bữa bé ăn, bỏ trong hộp nhựa hoặc gói trong nilon bọc thực phẩm riêng rẽ, cũng trữ ở ngăn lạnh. Cũng có thể chia thịt thành từng miếng nhỏ vừa ăn rồi cấp đông. Lúc cần ăn thì lấy miếng thịt đó ra mài. Thịt trữ ngăn lạnh nên dùng trong vòng 1 – 2 tuần.

cach an dam kieu nhat cho tre.jpg 3

+ Nước dùng: Nước hầm từ xương sườn lợn, nước luộc gà (để ngăn mát tủ lạnh để loại bỏ mỡ, chỉ lấy phần nước trong) hay nước dashi (làm từ cá bào, rong biển, một số loại củ) nên để nguội, cho vào khay đá và trữ đông để dùng dần.

+ Rau củ, nhất là các loại rau có lá thì nên chế biến tươi. Nhưng nếu mẹ nào không có thời gian thì vẫn có thể xay mịn trữ đông để làm dạng súp rau đều được.

+ Các loại thủy hải sản như cá, tôm, cua sơ chế cấp đông theo dạng từng miếng hoặc viên nhỏ theo khẩu phần ăn của con. Mỗi lần ăn chỉ cần lấy 1 miếng ra rã đông rồi chế biến là được.

– Tới mỗi bữa bé ăn, chỉ cần mang cháo + nước dùng ra giải đông, rồi đun liu riu cho cháo nóng + sánh lại. Hoặc làm nóng bằng lò vi sóng trong 1-2 phút. Thịt cá cũng mang ra giải đông, mài nát rồi hòa với nước lạnh cho tơi và lọc bỏ nốt gân xơ rồi mới chế biến. Rau thì hấp nguyên miếng (nguyên cành) cho chín, rồi mới bằm nhỏ tới độ thô bé ăn.

Như vậy chế biến 1 bữa ăn dặm cho bé, mất tối đa là 20 phút nếu mẹ làm chậm và nhiều món khác nhau.  

comment Bình luận

largeer