Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Việc bé nhà bạn bắt đầu có những dấu hiệu muốn ăn dặm thì các mẹ cần tìm hiểu thực đơn và cách thức cho ăn thật kĩ càng. Con có phát triển tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào những bữa ăn dặm đầu đời này.
11/05/2018 16:17

1. Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Trước khi lên thực đơn ăn dặm thì các mẹ cần quan sát xem trẻ đã muốn ăn dặm chưa. Các chuyên gia khuyến cáo nên cho bé ăn dặm từ 6 tháng tuổi nhưng nếu gia đình nào muốn cho bé ăn dặm từ 5 tháng tuổi chỉ khi bé có biểu hiện muốn ăn như:

- Miệng bé nhai nhóp nhép

- Khi thấy người lớn ăn thì đòi ăn hoặc hay lè lưỡi

- Trẻ ngồi vững, cổ thẳng, khi mẹ muốn đút thức ăn vào miệng

- Lượng sữa bé uống được mỗi ngày khoảng 800ml -1000ml sữa/ngày

- Trước khi đi ngủ bé hay đòi bú và hay thức dậy lúc nửa đêm

- Khi bé trai nặng khoảng 7,9kg, cao 67,6cm; bé gái nặng khoảng 7,3kg, cao khoảng 65,7cm

  • Những thứ cần chuẩn bị cho bé ăn dặm lần đầu tiên

- Một chiếc bàn dành cho trẻ ăn dặm nếu trẻ có thể ngồi vững

- Sắm bộ dụng cụ như bát, đĩa nhiều ngăn, muỗng, cốc nước, thìa nước…Nên chọn những đồ vật này bằng nhựa có chất lượng đảm bảo để không gây hại cho sức khỏe của trẻ.

- Khăn ướt, khăn vải để lau miệng cho trẻ trong quá trình ăn và khi ăn xong.

- Các mẹ nên chuẩn bị tinh thần để đứng trước tình huống như trẻ vừa ăn vừa phun thức ăn, trẻ quậy phá không chịu ăn. Mọi người cần kiên trì

cach cho be an dam lan dau tien

 Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên. Các mẹ nên chuẩn bị một chiếc bàn dành cho trẻ ăn dặm nếu trẻ có thể ngồi vững

  • Hướng dẫn có bé ăn dặm lần đầu

Ngày đầu tiên ăn dặm bé có thể ăn bằng lưỡi vì thói quen uống sữa mẹ. Tuy nhiên, sau đó miệng trẻ sẽ dần thích nghi và tìm cách để giữ đồ ăn trong miệng và nuốt thức ăn.

Để việc ăn uống diễn ra an toàn và thuận lợi các mẹ cần làm các điều sau:

- Mẹ luôn luôn cần ở cạnh với bé khi bé ăn dặm để phòng trường hợp bé bị nghẹ thở.

- Hãy để em bé chạm và giữ thức ăn như ý muốn.

- Cho phép bé tự ăn bằng ngón tay khi thấy bé quan tâm đến đồ ăn.

- Mẹ không nên ép bé ăn. Nếu bé không hứng thú hãy chờ đến lần tiếp theo.

- Nếu mẹ cho bé ăn bằng thìa hãy đợi bé mở miệng trước khi cho ăn.

- Thức ăn nóng cần thử trước khi đưa vào miệng con.

- Không thêm muối đường vào đồ ăn của bé.

- Trong khi bé ăn dặm, cần tiếp tục cho con bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường. Đó vẫn là nguồn dinh dưỡng quan trọng trong suốt quá trình ăn dặm. Hãy nhớ rằng bé không nên uống sữa bò đến khi được một tuổi.

2. Thực phẩm cho bé ăn dặm lần đầu

Các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon chính là thực đơn lí tưởng cho bữa ăn đầu tiên của bé. Các loại trái cây nhẹ như chuối, xoài, bơ có thể nghiền nát và không cần nấu. Trước tiên, mẹ hãy cho bé thử vài muỗng cà phê một hoặc hai lần mỗi ngày. Tăng dần số lượng đồ ăn trong một một vài tuần cho đến khi bé ăn ba bữa một ngày.

Không nên cho bé ăn dặm khi bé đang quá đói vì bé sẽ không thể ăn đủ nhanh để thỏa mãn cơn đói nên bé sẽ dễ chán nản với đồ ăn.

Mẹ cũng cần đảm bảo rằng không cho bé bú mẹ hoặc uống sữa no vì vậy bé sẽ không còn quan tâm đến đồ ăn nữa. Hãy cho bé bú ít đi hơn so với bình thường.

Bên cạnh đó có thể nấu bột ngọt hoặc bột rau củ cho bé ăn thử.

  • Bột ngọt

Nguyên liệu: 

  • Bột gạo xay nhuyễn
  • Sữa mẹ hoặc sữa công thức

Cách làm: Mẹ nấu bột chín nhuyễn, đặc. Sau đó, đổ ra bát và hòa thêm chút sữa mẹ hoặc sữa công thức cho bé thưởng thức. Lưu ý, bé lần đầu ăn dặm bột nên loãng để bé dễ ăn

cach cho be an dam lan dau tien.jpg 1

Các loại rau, củ quả nấu chín với mùi vị thơm ngon chính là thực đơn lí tưởng cho bữa ăn đầu tiên của bé

  • Bột rau củ

Nguyên liệu: 

  • Các loại củ như cà rốt/khoai tây/bí đỏ/khoai lang… 
  • Sữa công thức

Cách làm: Mẹ luộc củ chín, rây hoặc xay thật mịn. Sau đó tán, khuấy đều củ với sữa công thức đã pha sẵn và cho bé ăn. 

3. Thời gian thích hợp cho bé ăn dặm lần đầu

Mẹ nên cho bé ăn dặm trong khoảng 9 – 10 giờ sáng, đây là khoảng thời gian bé dễ dàng phối hợp hơn. Tuy nhiên, giờ ăn có thể tùy thuộc vào sinh hoạt của gia đình.

Cần tránh cho bé ăn vào lúc bé buồn ngủ vì bé sẽ không hứng thú với đồ ăn.

Vì thời gian này ăn dặm để trẻ làm quen với thực phẩm khác ngoài sữa mẹ nên bé chưa ăn được nhiều. Vì vậy, sữa mẹ vẫn là thức ăn chính của bé. Mẹ nên duy trì lượng sữa từ 400 ml – 500 ml /ngày với bé để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng của bé mỗi ngày.

  • Một số lưu ý các mẹ cần biết:

– Cho bé ăn từ ít tới nhiều, từ loãng tới đặc.

– Nên đa dạng hóa thức ăn cho bé. Không nên cho bé ăn liên tục một loại bột khiến bé thiếu chất và biếng ăn.

– Không nên nêm gia vị cho bé trong lần ăn dặm đầu tiên và trong 1 năm đầu.

– Nếu bé cảm thấy không thích hoặc từ chối, không nên ép bé ăn. Có thể cho bé ngưng 2 – 3 ngày rồi sau đó thử lại.

– Môt số trẻ sẽ dị ứng với một số loại thực phẩm vì vậy mẹ nên cho con ăn thử ít một để theo dõi. Nếu có dấu hiệu dị ứng nên ngừng ăn.

– Các loại thực phẩm rau củ rất dễ bay mất vitamin trong quá trình chế biến nếu nấu lâu và ở nhiệt độ cao. Vì vậy, mẹ nên cho rau vào sau các loại thịt cá trong quá trình chế biến.

– Thức ăn của bé còn thừa không nên giữ lại.

comment Bình luận

largeer