Chữa hôi chân bằng lá trầu không có tốt không

Chữa hôi chân bằng lá trầu không có tốt không? Có thể khẳng định, chữa hôi chân bằng lá trầu không là phương án rất an toàn và cực công hiệu. Một số tinh chất trong lá trầu không có tác dụng ngăn mồ hôi tiết ra nhiều, chống hôi chân hiệu quả.
06/01/2018 08:06

Tại sao lá trầu không có thể chữa được hôi chân?

Những phương pháp chữa hôi chân bằng công nghệ y học hiện đại có tác dụng nhanh chóng xong lại rất tốn kém. Vậy nên, người dân Việt Nam luôn có xu hướng lựa chọn những bài thuốc dân gian để chữa hôi chân.

Lá trầu không là một trong những phương án trị hôi chân an toàn, hiệu quả được nhiều người tin dùng. Trầu không là một loại cây thuốc có tính chất dược học. Trầu không có nhiều ở các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.

Empty

Chữa hôi chân bằng lá trầu không có tốt không, lá trầu không là một loại dược liệu có lợi cho sức khỏe

Lá trầu không được sử dụng như một chất kích thích, chất khử trùng và chất làm sạch hơi thở. Tại Malaysia, người ta dùng là trầu không để chữa đau đầu, viêm khớp. Ở Thái Lan, Trung Quốc sử dụng để chữa đau răng. Còn tại Việt Nam, lá trầu không được sử dụng để chữa nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có chứng hôi chân, hôi miệng và hôi nách.

Kết quả nghiên cứu khoa học chỉ ra, trong 100g lá trầu không có chứa đến 2,4 tinh dầu. Thành phần tinh dầu của lá trầu không có tác dụng kháng sinh mạch, ức chế nhiều chủng vi khuẩn như: tụ cầu khẩu, phế cầu khuẩn, liên cầu khuẩn…

Đặc biệt, tinh dầu lá trầu không có tác dụng khử sạch mùi hôi chân, giúp chân không tiết nhiều mồ hôi vào mùa hè. Chính vì vậy, lá trầu không là ưu tiên số 1 trong việc điều trị tận gốc chứng hôi chân.

2 cách chữa hôi chân bằng lá trầu không nên biết

Cách 1: dùng lá trầu không trực tiếp (tức là dùng lá tươi):

Nếu bạn bị hôi chân lâu ngày, có thể lấy 1 nắm lá trầu không tươi, rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đem vò cho nát và dùng nó để chà sát lên hai chân cho thật kỹ, đặc biệt là ở các kẽ chân.

Bạn trà sát lá trầu khâu dưới chân trong khoảng 30 phút, sau đó rửa lại chân với nước ấm. Một lưu ý nhỏ là trước khi trà sát lá trầu không bạn cần rửa sạch chân. Bạn nên thực hiện cách này liên tục trong trong ít nhất 2 tuần để mang đến hiệu quả chữa bệnh cao nhất.

Cách 2: Ngâm chân bằng nước lá trầu không

Empty

Chữa hôi chân bằng lá trầu không có tốt không, ngâm chân bằng nước lá trầu không có hơi tốn thời gian hơn cách chữa bằng lá trầu không tươi

Với cách làm này, người bị hôi chân cần chuẩn bị như sau: Bạn lấy khoảng 30g lá trầu không (10 – 20 lá) rửa sạch. Sau đó cho lá trầu không vào đun với khoảng 1,5 lít nước. Sau khi đun sôi bạn cho thêm một chút muối vào và khuấy đều cho tan.

Sau đó bạn bắc nồi nước xuống, để nước nguội dần khoảng 35 độc C thì rót nước ra một chiếc chậu nhôm. Với chân, trước khi ngâm trong chậu nước bạn nên rửa sạch trước bằng nước lã.

Người chân hôi ngâm trong nước khoảng 15 – 20 phút. Với cách làm này bạn nên thực hiện trong khoảng 1 tháng để phát huy tác dụng chữa bệnh tốt nhất.

Một khuyến khích nhỏ là bạn nên ngâm chân vào buổi tối trước khi đi ngủ. Bởi ngâm chân nước trầu không vừa giúp chữa hôi chân vừa tạo cảm giác sảng khoái giúp mạch máu dưới chân lưu thông tốt hơn.

Một số tác dụng khác của trầu không

Ngoài tác dụng chữa hôi chân, trầu không còn có nhiều công dụng như:

Làm thuốc giảm đau: lá trầu không được chứng minh có tác dụng làm giảm các cơn đau nhanh chóng. Bạn có thể dùng lá trầu không trong trường hợp gặp các vết thương trầy, rách hay xước da, phát ban hay sưng viêm, khó tiêu, táo bón… Để giảm đau bạn chỉ cần lấy lá trầu không giã nát để đắp lên chỗ đau.

Chữa táo bón: vì trong lá trầu không có hàm lượng chất chống oxy hóa cao giúp chống lại các gốc tự do gây ung thư, đồng thời giúp khôi phục mức pH bình thường trong dạ dày. Nhờ đó nó có khả năng chữa táo bón hiệu quả. Bạn chỉ cần lấy vài lá trầu không ngoài vườn, rửa sạch, nhai nát nuốt lấy nước, bỏ bã. Áp dụng vài lần như vậy sẽ chữa khỏi bệnh táo bón ngay.

Chua hoi chan bang trau khong co tot khong (3)

Chữa hôi chân bằng lá trầu không có tốt không, lá trầu không có tác dụng chữa táo bón cực công hiệu 

Chữa hôi miệng: tinh dầu lá trầu không có tác dụng loại bỏ mùi hôi miệng và giúp làm giảm các cơn đau răng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn cần đánh lại răng sau khi nhai lá trầu không.

Tăng cảm giác đói: Lá trầu không có khả năng làm cân bằng độ pH trong dạ dày đang bị mất cân bằng giúp giảm tình trạng đau dạ dày và tăng cảm giác đói. Nhờ vậy, bạn sẽ có cảm giác ăn ngon miệng hơn.

comment Bình luận

largeer