Chuột cắn có bị dịch hạch không?

Chuột cắn có bị dịch hạch không? Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm tối nguy hiểm được xếp vào diện phải kiểm dịch và khai báo quốc tế. Bệnh lây truyền sang người qua trung gian bọ chét nhiễm khuẩn ký sinh trên chuột.
28/02/2018 13:53

Dịch hạch là gì?

Dịch hạch còn được gọi với tên là Cái chết Đen, xếp hạng vào một trong những căn bệnh nguy hiểm trong lịch sử nhân loại. Bệnh truyền nhiễm này có khả năng lây lan mạnh và tỷ lệ tử vong cao.

Chuot can co bi dich hach khong 2

Chuột cắn có bị dịch hạch không? Dịch hạch là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm

Tên gọi Cái chết Đen là cụm từ chỉ bệnh dịch hạch diễn ra tại Châu Á và Châu Âu thời trung cổ. Dịch bệnh bùng phát hơn 100 lần ở Châu Âu tại thời điểm đó. Trong vòng 5 năm (từ năm 1347 - 1351) khoảng 50 triệu người dân ở lục địa Châu Âu đã tử vong (chiếm khoảng 50% dân số).

Nguyên nhân gây bệnh dịch hạch

Dịch hạch là một bệnh truyền nhiễm do trực khuẩn Yersinia pestis gây ra, chúng sinh sống trong quần thể động vật thuộc những loài gặm nhấm (chủ yếu là chuột) và bọ chét ký sinh trên chúng. Bệnh lây truyền sang người qua vật trung gian là bọ chét nhiễm khuẩn.

Chuot can co bi dich hach khong

Chuột cắn có bị dịch hạch không? Bệnh dịch hạch lây truyền sang người qua vật trung gian là bọ chét ký sinh trên chuột

Tại Việt Nam, bệnh dịch hạch thường phát triển mạnh vào mùa khô là thời điểm chuột và bọ chét phát triển. Tuy nhiên, dịch cũng được ghi nhận vào các thời điểm khác trong năm như mùa mưa.

Đây cũng là câu trả lời giải đáp thắc mắc chuột cắn có bị dịch hạch hay không mà mọi người cần quan tâm và lưu ý.

Triệu chứng người mắc bệnh dịch hạch

Biểu hiện của bệnh là hạch nổi khắp cơ thể, sốt cao, rét run.

Khi mạch máu ở các hạch vỡ ra, chúng biến thành những cục máu đen cản trở sự lưu thông máu đi khắp cơ thể. Chính do các cục máu đen tụ lại trên cơ thể nạn nhân, nên thời xưa người ta gọi bệnh này là Cái chết Đen.

Ở thể hạch, người bệnh có triệu chứng rét run, sốt cao trên 38 độ C kèm theo triệu chứng nổi hạch ở bẹn, nách và cổ.

Chuot can co bi dich hach khong 3

Người bị dịch hạch do chuột cắn có biểu hiện sốt cao, rét run

Ở thể phổi, nếu không điều trị kịp thời, dịch hạch thể hạch sẽ chuyển thành thể phổi nặng hơn. Bệnh nhân có triệu chứng sốt cao, rét run, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, bứt rứt. Sau 24h bệnh nhân sẽ cảm thấy đau tức ngực, khó thở và thở nhanh nông. Ngoài ra, kèm theo triệu chứng ho có đờm nhầy, đặc dần và có máu.

Ở thể nhiễm trùng huyết. bệnh nhân có biểu hiện sốt cao 40 - 41 độ C, rét run, đau đầu dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa nhiều lần. Bệnh nhân sẽ kèm theo triệu chứng hốt hoảng, vật vã, kích động, nói sảng...

Ở dịch hạch thể màng não rất ít gặp, thường xuất hiện kèm theo thể hạch và thể nhiễm trùng huyết.

Chuột cắn gây ra bệnh

BS. Nguyễn Trung Cấp - Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, trường hợp bệnh nhân nhập viện điều trị vì chuột cắn có rất nhiều.

 

Bệnh nhiễm độc do chuột cắn còn gọi là bệnh Sodoku. Thời kỳ ủ bệnh Sodoku từ 5 ngày đến 4 tuần. Người bệnh có triệu chứng sốt cao đột ngột từ 39 - 40 đọ C, ớn lạnh, sốt thành cơn và không có tính chu kỳ. Sự tái phát cơn sốt có thể xuất hiện vài lần trong vòng 1 - 3 tháng.

Các tổn thương ngoài da tại vị trí chuột cắn có thể tự khỏi nhưng phần lớn xuất hiện ban xuất huyết hoại tử tại chỗ và có phản ứng của hạch tại khu vực. Bệnh nhân có thể có biểu hiện đau cơ, đau khớp dẫn đến viêm khớp trông quá trình bị bệnh.

BS. Cấp cho biết thêm, bệnh Sodoku do chuột cắn điều trị hiệu quả bằng các liều thuốc kháng sinh, không đáng ngại. Tuy nhiên, chuột cắn còn có thể truyền nhiễm dịch hạch, sốt chuột, bệnh vàng da xoắn khuẩn truyền từ chuột sang. Trong đó, sốt do chuột cắn là bệnh lý khá hiếm gặp nhưng để lại nhiễm trùng toàn thân. Triệu chứng của bệnh sốt do chuột cắn có biểu hiện đột ngột là sốt cao, đau cơ, đau khớp, buồn nôn, nôn, đau đầu, nổi ban ở các chi và vùng trên thân người.

 

Cách phòng chống dịch hạch do chuột cắn

Theo Trung tam kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Mỹ, để phòng bệnh cần lưu ý những điều sau:

Vệ sinh môi trường, nhà cửa, kho bãi nơi làm việc, cất giữ lương thực cho người và gia súc kín đáo tránh để chuột hay những loài gặm nhấm khác phát triển, tạo điều kiện môi trường sống thuận lợi.

Đeo găng tay khi xử lý động vật chết để tránh tiếp xúc da với vi khuẩn dịch hạch.

Chuot can co bi dich hach khong 4

Chuột cắn có bị dịch hạch không? Thực hiện các biện pháp phòng chống dịch hạch hiệu quả

Dùng thuốc chống và diệt côn trùng nếu có thể đã tiếp xúc với bọ chét qua các hoạt động như cắm trại, trú ẩn và làm việc ngoài trời. Những sản phẩm chứa DEET thoa lên da, quần áo và các sản phẩm chứa permethrin chỉ nên bôi ngoài trang phục, đọc kỹ hướng dẫn.

Tránh để các vật nuôi khỏi bọ chét bằng cách dùng thuốc diệt bọ chét. Chó, mèo... thả rông gây nhiều khả năng tiếp xúc với chuột bị dịch hạch hay bọ chét nguy cơ mắc bệnh sang người cao. Trường hợp vật nuôi bị ốm cần đưa đến bác sỹ thú y ngay. Hơn nữa, tuyệt đối không để chó, mèo hoang vào nhà hay ngủ trên giường.

Sử dụng các biện pháp tiêu diệt chuột và bọ chét.

Khám và thông báo cho cơ quan y tế khi có biểu hiện bệnh.

comment Bình luận

largeer