Bệnh dại ở mèo có khác bệnh dại ở chó không?
Những động vật hay bị dại và truyền bệnh cho người.
Theo báo cáo của tổ chức y tế Thế giới thì trong 86 quốc gia có giám sát bệnh dại thì có tới 68 quốc gia có ổ dịch dại tự nhiên chủ yếu ở động vật hoang dã như: chồn (59%), dơi (15%), cầy (15%), cáo (3%) và một số các động vật khác.
Chính nguồn virut cư trú trong các động vật hoang dã là nguồn lây nhiễm virut dại sang động vật nuôi trong nhà như: chó, mèo, trâu, bò....

Bệnh dại ở mèo có khác bệnh dại ở chó không? Chó mèo là động vật chủ yếu mang nguồn bệnh dại
Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virut dại gây ra. Virut dại sẽ tác động vào hệ thần kinh gây rối loạn thần kinh trung ương não bộ dẫn đến viêm não, liệt não và làm cho con vật trở nên điên loạn và chết.
Tại Việt Nam thì nguồn mang bệnh dại chủ yếu là ở chó (90%), mèo nuôi (5%) và còn lại là động vật hoang dã (5%).
Nó là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và gây ám ảnh cho nhiều động vật và con người.
Biểu hiện bệnh dại ở chó và bệnh dại ở mèo
Biểu hiện bệnh dại trên chó
Ở chó thường cso 2 thể điển hình đó là thể điên cuồng và thể bại liệt. Còn một thể khác hiếm gặp hơn là thể ruột.
Chó dại thể điên cuồng: Con chó ở thể này thường rất hung dữ và được chia làm 3 thời kỳ
- Thời kỳ đầu: Con vật sẽ thay đổi thói quen như: bứt rứt, lo lắng, có khi tỏ ra vui mừng, quấn quýt chủ hơn, hoặc chỉ tỏ ra buồn rầu. Con vật cũng ăn nhiều hơn bình thường, có thể sốt và nước dãi có virut dại. Thời kỳ đầu này có khi chỉ diễn ra trong vài giờ hoặc cũng có thể là 1-2 ngày.
- Thời kỳ phát bệnh: Con vật lúc này sẽ có những biểu hiện điên loạn quá độ như: luôn luôn cử động, nhảy lên bắt đớp những con ruồi tưởng tượng hoặc kẻ thù không có. Khó nuốt khi ăn và tiếng kêu khàn khàn, ồ ồ gãy từng nhát. Tiếng sủa của chó kéo dài rồi rướn cao thành tiếng rú ghê rợn.

Bệnh dại ở mèo có khác bệnh dại ở chó không. Chó dại thể cuồng rất hung dữ, một kích động nhỏ cũng khiến nó điên lên cắn người hoặc các con vật khác
+ Chó rất dễ bị kích thích dù là nhỏ nhất cũng khiến cũng lên cơn dại, cắn người hoặc các con vật khác, hay là tự cắn mình.
+ Chó cắn rất mạnh và bỏ ra đường chạy rông khắp nơi. Chó có thể đi 50km. Do vậy mà chó dại rất nguy hiểm, là mối nguy cơ truyền bệnh dại cho người và các con vật khác.
- Thời kỳ bại liệt: Đây là thời kỳ cuối và chó có biểu hiện gầy, mắt lõm sâu, mặt phờ phạc, kêu thất thanh, hàm trễ xuống không nuốt được.
+ Chó sẽ bị bại liệt sau khiến cho việc di chuyển khó khăn, siêu vẹo. Chó đi phân táo bón, bí tiểu tiện và sau cùng là chết.
Chó dại ở thể bại liệt: Đây còn được gọi là dại câm, thường la không có thời kỳ bị kích thích. Khi bị dại câm chó thường buồn rầu, ủ rũ, liệt ở một bộ phận hay nửa người. Thông thường là chó sẽ liệt cơ hàm làm cho mõm luôn hé mở. Hàm dưới trễ xuống, lưỡi thè ra, nước dãi chảy tự do. Con vật không cắn được cũng không thể sủa được gọi là thể câm. Bệnh sẽ tiến triển từ 2 - 7 ngày, thường là 2 - 3 ngày, sau đó con vật chết.
Thể ruột: đây là thể hiếm gặp hơn, triệu chứng của nó là con vật sẽ nôn mửa, đau bụng và có dấu hiệu viêm dạ dày- ruột. Lúc này con vật cũng không có dấu hiệu hung dữ hay bại liệt mà chỉ sau 2-3 ngày sẽ chết.
Biểu hiện bệnh dại trên mèo
Mèo là động vật ít khi bị dại hơn chó bởi nó thường có thói quen ở một mình.

Bệnh dại ở mèo có khác bệnh dại ở chó không. Mèo bị dại thường hay ẩn nấp vào chỗ vắng, tối hoặc không chịu ở yên một chỗ, nếu bị chạm vào mèo sẽ rất hung dữ
Với mèo thì biểu hiện của bệnh cũng tương tự gần giống như với chó:
- Mèo bị dại hay nấp mình vào chỗ vắng, tối, hoặc trái lại kêu luôn luôn, không ở yên một chỗ, tiếng kêu như động dục.
- Nếu chạm vào, nó nổi cơn hung dữ cắn, cào. Chính răng và móng vuốt của mèo gây ra vết thương sâu, tạo điều kiện cho virus dại dễ xâm nhập.
- Đôi khi mèo dại không có biểu hiện hung dữ mà chỉ bại liệt chân sau.
Đặc điểm và cách thức truyền bệnh dại
Virut gây bệnh dại là virut thuộc họ Rhabdovirus, có cấu tạo ARN và có bao ngoài. Virut này có thể tồn tại trong cơ thể từ 2 đến 8 tuần trước khi có biểu hiện phát bệnh ra bên ngoài.
Tuy nhiên nếu như virut bệnh được truyền qua nước bọt khi cắn thì thời gian phát bệnh sẽ được rút ngắn hơn còn 10 ngày.
Bệnh dại thường có nguy cơ lây nhiễm cao ở thú chưa được tiêm phòng, hay đi lang thang ra bên ngoài nhiều và tiếp xúc với động vật hoang dã hay chó/mèo bị nhiễm bệnh.
Bệnh lây chủ yếu qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe qua nước bọt tại vết cắn.

Bệnh dại ở mèo có khác bệnh dại ở chó không. Bệnh dại lây chủ yếu qua vết cắn, virus dại được truyền trực tiếp từ chó dại sang chó khỏe qua nước bọt tại vết cắn.
Do vậy khi phát hiện chó, mèo bị bệnh dại hoặc nghi ngờ bị bệnh thì bạn cần thực hiện:
- Không tiếp xúc với con vật cũng như không được bán chúng để hạn chế dịch bệnh lây lan và bệnh lây sang người.
- Báo ngay cho chính quyền, y tế, thú ý để có biện pháp xử lý những con vật bị dại và những con vật đang sống xung quanh.
- Chôn xác con vật bị dại cùng với chất sát khuẩn như xút, cresly, vôi cục chưa tôi hoặc vôi bột...
Phòng bệnh dại
Bệnh dại là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm và tiến triển với mức độ nhanh. Do vậy chúng gây ra nhiều cái chết thương tâm cho thú nôi và làm tăng nguy cơ gây nguy hiểm cho con người.
Hiện nay tổ chức Y tế Thế giới đã xếp bệnh dại là 1 trong 12 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất thế giới.
Việc chữa bệnh cho thú nuôi là rất tốn kém và hầu như không thể điều trị. Do đó, để bảo vệ thú nuôi cũng như những người thân trong gia đình trước căn bệnh nguy hiểm này thì phòng bệnh là phương án tối ưu nhất mà bạn nên áp dụng.
- Tiêm phòng dại định kỳ hàng năm cho thú nuôi. Thời điểm tiêm phòng:
+ Tiêm lần đầu cho chó con được 4 tuần tuổi.
+ Nếu chó con được sinh ra từ chó mẹ đã được tiêm phòng thì tiêm cho chó con vào lúc chó được 3 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại mỗi năm một lần.
- Không được thả rông chó ra ngoài đường và khi ra đường cần có người trông cũng như theo dõi chó.
Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi.
- Khi phát hiện chó, mèo có những biểu hiện bất thường, bỏ ăn hoặc ăn ít, sốt cao, hung dữ khác thường thì nên đưa thú tới các cơ sở thú y gần nhất.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết của chúng tôi, chúc bạn và người thân luôn khỏe mạnh!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Những thói quen giúp người cao tuổi sống vui sống khỏe
Sức khỏe là tài sản quý giá nhất, đặc biệt đối với người cao tuổi. Việc xây dựng những thói quen lành mạnh không chỉ giúp phòng tránh bệnh tật mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống, kéo dài tuổi thọ. Theo các chuyên gia y tế, để duy trì thể trạng tốt khi về già, người cao tuổi cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý, giấc ngủ khoa học và bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.March 14 at 4:07 pm -
Codoca Coffee sữa non giúp khởi đầu ngày mới đầy năng lượng và sức khỏe
Ngày nay, trong cuộc sống bận rộn, việc duy trì một lối sống khỏe mạnh và năng động là điều không dễ dàng. Với công việc văn phòng căng thẳng hay những giờ làm việc dài đằng đẵng, một ly cà phê sáng chính là nguồn năng lượng tuyệt vời giúp bạn thức tỉnh và bắt đầu ngày mới đầy hứng khởi.March 14 at 4:05 pm -
Sữa bỉm Thuận Vũ - Top địa chỉ mua sắm mẹ & bé uy tín tại Phú Thọ có gì đặc biệt?
Sữa bỉm Thuận Vũ – Hệ thống cửa hàng mẹ & bé tại Phú Thọ, chuyên cung cấp sản phẩm chính hãng, đầy đủ sản phẩm hỗ trợ mẹ và giúp bé phát triển.March 14 at 12:16 pm -
Chiến dịch “Thoát Chàm 2025” bước vào giai đoạn điều trị – Cuộc hành trình thay đổi diện mạo chính thức khởi động
Thoát Chàm 2025 là chiến dịch do Phòng khám Da liễu OHIO tổ chức nhằm hỗ trợ người có tình trạng chàm bớt tiếp cận điều trị bằng công nghệ tiên tiến. Sau giai đoạn casting và tuyển chọn những thí sinh sẽ bước tiếp tới giai đoạn điều trị chàm bớt, chạm gần hơn tới ước mơ “thoát chàm”.March 13 at 9:26 am