Có bầu ăn sắn được không

Có bầu ăn sắn được không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sắn là món ăn hấp dẫn với nhiều bà bầu. Tuy nhiên, cũng giống như măng tươi, sắn chứa nhiều chất hóa học không tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.
02/02/2018 08:59

Có bầu ăn sắn được không?

Sắn hay khoai mì là cây lương thực ăn củ có thể sống lâu năm được trồng ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Thời gian sinh trưởng của sắn là từ 6 – 12 tháng, có nơi là 18 tháng tùy theo giống, vụ trồng…

Xét về mặt dinh dưỡng, sắn có chứa nhiều tinh bột, chất đạm, chất béo, khoáng chất cùng một số vitamin như A, C. Cụ thể, trong 100mg sắn nấu chín người ta tìm thấy 16mg canxi, 21 mg megie, 27mg photpho, o,4mg mangan. Ngoài ra, trong sắn cũng có chứa hàm lượng tương đối cao natri, kẽm, sắt.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng, trong sắn có chứa hàm lượng acid amin không cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng của sắn cũng tùy thuộc vào từng giống, vụ trồng…

Empty

Có bầu ăn sắn được không? Sắn không phải thực phẩm tốt cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi

Một số nghiên cứu chỉ ra, ăn khoai mi không gây béo, thậm chí còn giúp làm giảm lượng cholesterol xấu trong máu. Từ đó giúp làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, với hàm lượng carbohydrates dồi dào, sắn còn giúp cân bằn năng lượng trong cơ thể, đốt cháy mỡ thừa hiệu quả. Với người muốn giảm cân ăn sắn cũng là một giải pháp hiệu quả. Song chỉ nên ăn với mức độ vừa phải.

Người Việt thường sử dụng sắn như một món phụ hàng ngày. Đây cũng là món ăn được các bà bầu cực kỳ ưa chuộng. Tuy nhiên, một câu hỏi đặt ra là: có bầu ăn sắn có sao không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng sắn luộc không phải là loại thực phẩm tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi, nhất là đối với phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu. Bởi trong sắn có chứa nhiều axit cyanhydric (HCN) có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, nặng hơn là ngộ độc thức ăn. Chất axit cyanhydric thường tập trung nhiều ở cả hai đầu củ sắn và lớp vỏ đỏ bên ngoài.

Những tháng đầu mang thai, sức đề kháng của bà bầu khá kém, vậy nên không thể tự đào thải được các độc tố ra ngoài. Đây là nguyên nhân chính khiến bà bầu bị ngộ độc sắn khi ăn.

Khi bị ngộ độc sắn phải làm sao?

Sắn là một trong những loại thực phẩm dễ gây ngộ độc cho bà bầu nhất. Nguyên nhân dẫn đến ngộ độc sắn đa phần là do chế biến không đúng cách. Trên thế giới đã ghi nhận rất hiều trường hợp trẻ nhỏ tử vong do ngộ độc sắn.

Theo thông tin từ Wiki, bệnh viện Nhi đồng TP. Hồ Chí Minh cho biết: bệnh nhi ngộ độc sắn chiếm 10% trong số ngộc độc thực phẩm. Tỉ lệ tử vong lên đến 16,7%.

Bởi vậy, khi trẻ, bà bầu hay bất kỳ một đối tượng nào ngộ độc sắn thì cần phải nhanh chóng sơ cứu bằng cách ép nạn nhân nôn hết lượng sắn vừa ăn càng sớm càng tốt. Sau đó cho nạn nhân uống dung dịch đường (tốt nhất là đường Glucosa 30 – 50%). Sau đó hãy gọi xem cấp cứu để chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu để quá lâu có thể gây tử vong.

Hàm lượng độc tố trong sắn chủ yếu nằm ở phần vỏ, phần đầu. Nếu người dân không biết có thể dễ dàng khiến độc tố từ đây được di chuyển vào cơ thể. Từ đó gây ra rất nhiều nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Empty

Có bầu ăn sắn được không? Phần vỏ đỏ của sắn chứa nhiều chất hóa học độc hại dễ gây ngộ độc

Vậy nên, trước khi ăn sắn cần lột vỏ, cắt phần sầu và đuôi; ngâm sắn trong nước qua đêm rồi mới đem hấ, luộc… Mục đích của việc làm này là giúp đánh tan độc tố.

Đặc biệt, tuyệt đối không được ăn đọt sắn, sắn cao sản, sắn lâu năm, sắn có vị đắng… vì các loại sắn này chứa nhiều chất độc hại. Trẻ nhỏ cũng không nên ăn quá nhiều sắn.

Thay vì ăn sắn, bà bầu có thể chuyển sang ăn các loại thực phẩm khác tốt cho sức khỏe và thai nhi hơn. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu nên bổ sung dinh dưỡng cho mình thông qua việc ăn các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá, trứng sữa.

Đồng thời cũng bổ sung thêm sắt từ gan, tim, cật, rau xanh, các loại hạt. Việc làm này giúp tăng thể tích máu trong cơ thể, phòng ngừa thiếu máu, canxi giúp cho hệ thần kinh, xương khớp, răng của thai nhi phát triển ổn định nhất.

Ngoài ra, bà bầu cũng nên bổ sung thêm các vitamin khác như: axit folic, vitamin A, vitamin nhóm B, vitamin C… giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện khả năng phát triển trí tuệ và chống dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

comment Bình luận

largeer