5 thực phẩm ngày tết có thể chứa hóa chất độc hại

5 thực phẩm ngày tết có thể chứa hóa chất độc hại gồm bánh chưng, giò chả, mứt dừa, hạt dẻ cười, hạt dưa. Hóa chất sử dụng trong chế biến thực phẩm Tết chủ yếu là phẩm màu, hàng the, lưu huỳnh…
11/01/2018 10:47

5 thực phẩm ngày tết có thể chứa hóa chất độc hại

Bánh chưng luộc bằng pin

Đây là món ăn nhất định phải có trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, vài năm gần đây người dân thường lo ngai khi mua bánh chung ngoài chợ vì sợ chúng được luộc bằng pin. Theo tìm hiểu, việc luộc bằng pin sẽ giúp bánh chưng nhanh chín hơn, giảm thời gian luộc xuống còn khoảng 1 nửa (tức là khoảng 5 tiếng đồng hồ).

Theo các chuyên gia, trong pin có chứa hàm lượng độc tố có thể gây nguy hại cho não, thận, cơ quan sinh sản và hệ thống tim mạch của con người. Nhiễm độc chì trong pin có thể làm suy giảm chức năng của bộ não, dễ gây sảy thai ở phụ nữ, tăng huyết áp ở người già và gây vô sinh ở người đang trong độ tuổi sinh sản.

Đặc biệt, chì trong pin luộc bánh chung có thể gây ra nhiều nguy hại đối với trẻ nhỏ. Một số công trình nghiên cứu chỉ ra, nhiễm độc chì có thể làm giản chỉ số thông minh của trẻ xuống cực thấp. Thậm chí nhiễm độc chì còn gây căng thẳng, rối loạn thần kinh ở trẻ nhỏ có độ tuổi từ 7 – 11 tuổi.

Empty

 5 thực phẩm ngày tết có thể chứa hóa chất độc hại, bánh chưng luộc truyền thống lá thường có màu vàng úa

Để đảm bảo an toàn cho mình và gia đình các bà nội chợ khi mua bánh chưng ngoài hàng quán cần luu ý đến cách phân biệt bánh chưng luộc bằng pin và bánh chung luộc tự nhiên. Các đặc điểm nhận biết bánh chưng luộc bằng pin gồm: lá bên ngoài, vỏ bánh chưng, nhân bánh chưng.

Theo đó: nếu vỏ lá bên ngoài bánh có màu ánh tím hoặc xanh mướt thì có khả năng cao là luộc bằng hóa chất. Vì phương pháp luộc truyền thống vỏ lá thường ngả vàng.

Vỏ bánh chưng (lớp gạo bên ngoài) luộc bằng pin thường có mày xanh rờn, khá bắt mắt. Còn với cách luộc truyền thống vỏ thường có màu xanh nhạt hơi ngả vàng.

Cuối cùng là nhân bánh chưng: luộc bằng pin không rền bánh vì chín ép và không có mùi thơm như cách luộc truyền thống.

Giò chả chứa hàng the

Cũng giống bánh chưng, giò chả là món ăn truyền thống thường được sử dụng trong mâm cổ ngày Tết. Thông thường, giò làm truyền thống sẽ dễ bị bở, không đẹp mắt thường chỉ dùng để ăn.

Tuy nhiên, với cơ chế làm thương phẩm và nhu cầu lợi nhuận cao, nhiều cơ sở sản xuất đã sử dụng cách cho hàng the vào giò để tạo độ trắng trong, dai dai hơn.

Theo Bộ y tế, hàng the đi vào cơ thể thông qua việc ăn giò chả có thể tích tụ ở gan do cơ thể không tự đào thải được hoạt chất này ra ngoài. Lượng hàng the tăng cao từng ngày có thể chuyển xuống tích tụ ở cơ qian nội tạng khác như phổi, thận, dạ dày… Điều này gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như suy gan, suy thận, các bệnh về đường tiêu hóa.

Empty

 5 thực phẩm ngày tết có thể chứa hóa chất độc hại, giò chứa hàng the sẽ mịn và dai hơn giò không có hàng the

Nhiều nghiên cứu chỉ ra, hàng the khi đi vào cơ thể có thể gây suy giảm chức năng của cơ quan sinh dục, tăng khả năng gây vô sinh ở cả nam giới và nữa giới. Trẻ nhỏ sử dụng thực phẩm có hàng the có thể gây tử vong sau 10 – 12 tiếng với hàm lượng 1 – 2gr.

Về lâu dài, hàng the tích tụ trong cơ thể có thể gây có thể gây bệnh mãn tính và biến chứng nặng. Ở trẻ nhỏ, thường gây biến chứng nguy hiểm đến não bộ.

Bởi vậy, khi mua giò ngày Tết người dân cần biết cách phân biệt giò chứa hàng the như sau: nếu nhìn thấy giò cắt ra mịn, dai thì khả năng chứa hàng the rất cao. Bởi giò làm truyền thống khi cắt ra dễ bị dính trên mặt dao, khó cắt, giòn không mịn màng và hơi ẩm.

Để chắc chắn giò chứa hàng the, bạn ngửi thử. Nếu giò có hàng the sẽ có mùi thơm nồng chứ không thơm nhẹ như mùi giò thật. Cuối cùng bạn nến thử, giò có hàng the thường khô rắn, ăn không ngon miệng.

Mứt dừa

Vài năm trở lại đây, mức dừa rất được ưa chuộng trong ngày Tết bởi nó khá thơm ngon, dễ ăn và có mức giá thành khá rẻ. Nếu người dân có thể tự làm mứt dừa thì việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là 99%.

Tuy nhiên, một số gia đình thường có xu hướng đi mua mứt dừa vì không có thời gian để tự tay làm. Rất nhiều cơ sở làm mứt dừa thường sử dụng màu thực phẩm để nhuộm mứt thay vì sử dụng các nguyên liệu màu được chiết xuất từ các loại rau củ tự nhiên.

Empty

Việc sử dụng màu thực phẩm trong mứt dừa làm tăng nguy cơ nhiễm động cho cơ thể. Bởi một số hóa chất trong màu thực phẩm cơ thể không tự đào thải được. Khi đó nó tích tụ nhiều ở gan gây ra các bệnh lý nguy hiểm.

Mặt khác, trong dừa có chứa rất nhiều đường có thể làm tăng lượng đường trong máu. Đồng thời tăng nguy cơ cao huyết áp cho người có tiền sử bệnh huyết áp. Vậy nên, để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình, bạn nên tìm kiếm địa chỉ mau mứt dừa sạch, được kiểm chứng an toàn vệ sinh thực phẩm.

Hạt dẻ cười

Đây là loại hạt được ưa chuộng trong mỗi dịp Tết cổ truyền. Tuy nhiên, ít người biết được loại hạt có vỏ trắng, ruột xanh lại chứa hàm lượng chất tẩy trắng nồng độc cao.

Empty

Theo các chuyên gia, bản chất của hạt dẻ cười là vỏ vàng, nâu nâu, bên trong có màu sẫm. Còn những loại hạt có màu trắng bóc, bắt mắt đa số đều đã được tẩy trắng. Phương pháp tẩy  trắng thường dùng là sử dụng natri sunfit hoặc chlorine. Trong đó, chlorine là một hóa chất sát khuẩn cực mạnh có trong thuốc trừ sâu, chất độc da cam…

Hóa chất này khi được đưa vào cơ thể có thể gây rối loạn tiêu hóa, các bệnh về gan và gây đau dạ dày. Vậy nên, trong dịp Tết này thay vì ăn hạt dẻ cười bạn hãy tìm kiếm một số loại đồ ăn khác an toàn hơn như: táo tàu, vải khô…

Miến khô

Đây cũng là một loại thực phẩm bán rất chạy trong ngày Tết nguyên đán. Hiện nay trên thị trường xuất hiện nhiều loại miến có màu sắc trắng, vàng, xám khác nhau. ới tâm lý tin tưởng nấm vàng, nấm xám an toàn nên nhiều người dân rất ưa chuộng. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng nhiều cơ sở sản xuất miễn đã sử dụng các chất nhuộm để tạo ra màu vàng bắt mắt của miến.

Theo kỹ sư hóa thực phẩm Hồ Thu Thủy, nguyên Trung tâm kiểm nghiệm thực phẩm miền Trung, bột sắt hay còn gọi là ôxit sắt được sản xuất ở dạng tinh thường dùng để nhuộm vàng cho miến.

Empty

Bởi vậy, khi miến này đi vào cơ thể kéo theo các hóa chất độc hại có thể gây tổn thương gan, thận, khiến chì nhiễm máu… Với trẻ nhỏ việc hấp thụ quá nhiều có thể gây kích thích, hiếu động thái quá hoặc ảnh hưởng tới hệ thần kinh.

Nếu lượng hóa chất này đi vào cơ thể quá lớn có thể gây ngộ độc cấp tính với các triệu chứng như đau bụng, co giật, nôn ói…

Một số thông tin trên đây giúp độc giả có cách nhìn nhận đúng đắn về tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm này Tết. Từ đó có cách chuẩn bị đồ Tết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

comment Bình luận

largeer