Có bầu ăn nộm sứa được không
Giá trị dinh dưỡng của sứa biển và món nộm sứa
Theo Wiki, sứa biển là một lớp nhuyễn thể, thân mềm, sống trong môi trường nước biển. Sứa không chỉ được sử dụng trong chế biến thực phẩm mà còn được sử dụng để làm thuốc. Các thầy thuốc đông y gọi sứa là hải triết. Ngoài ra, sứa còn có tên gọi khác là thạch kính, thủy mẫu, chạp, xú bồ ngư, hải xá, thủy mẫu tiên.
Giới sinh vật học đã phát hiện ra rất nhiều loài sứa khác nhau, song chỉ có một vài loài sứa có thể sử dụng làm thực phẩm được. Thông thường, phần thân sứa được thái mỏng, ngâm trong bể nước muối để giữ nước. Người Việt thường sử dụng sứa để chế biến thành món nộm sứa.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nộm sứa là món ăn không gây ngán, dễ ăn. Nộm sứa thường được sử dụng vào mùa hè giúp thanh nhiệt, giải độc.

Có bầu ăn nộm sứa được không? Một số nguyên liệu để chế biến món nộm sứa
Theo đông y, sứa có tính bình, vị mặn, khi ăn vào giúp thanh nhiệt, giải độc, trị ho suyễn, lao tổn, hoạt huyết tiêu ứ, nhuận tràng…
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong 100g sứa có chứa: 12,3g protein; 3,9g đường; 0,3g chất béo; 182g canxi; 9,5g sắt cùng các loại vitamin như B1, B2, PP, A, B12, D9; E. Ngoài ra, trong 100g sứa người ta còn tìm thấy 1320microgam i ốt, một chút mật muối. Chất này có tác dụng chống xơ vữa động mạch rất tốt.
Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra: sứa là một loài nhuyễn thể có chứa nhiều độc tố. Khi xâm nhập vào cơ thể, độc tố có thể gây đau đầu, đau bụng, chảy nước mắt, mồ hôi, khó thở… Vì vậy, chế biến sứa là vấn đề rất quan trọng để đảm bảo phòng chống ngộ độc thực phẩm hiệu quả.
Có bầu ăn nộn sứa được không?
Xét về giá trị dinh dưỡng thì không ai có thể phủ nhận được hàm lượng dưỡng chất dồi dào mà sứa mang đến cho bà bầu thai nhi. Bởi vậy, một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng trong 9 tháng mang thai bà bâu có thể ăn được nộm sứa và các món ăn khác được chế biến từ sứa. Song cần ăn đúng theo hướng dẫn của các chuyên gia.
Đặc biệt, vào mùa hè bà bầu ăn nộm sứa giúp giải nhiệt rất tốt. Theo y học phương Đông, bà bầu ăn nộm sứa có tác dụng kích thích tuyến sữa hoạt động tốt hơn trong những tháng cuối thời kỳ mang thai.
Bà bầu ăn sứa còn có tác dụng phòng chữa bệnh phổi, ho có đờm, hen suyễn… Khi sử dụng các bài thuốc chữa bệnh từ sứa bà bầu sẽ không cần sử dụng đến các loại thuốc kháng sinh nữa.
Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng khác khuyến nghị bà bầu không nên ăn gỏi, thịt sống trong thời kỳ mang thai. Trong đó, sứa cũng được xem là một món gỏi sống. Bởi nộm sứa không được chế biến thông qua nhiệt độ.

Có bầu ăn nộm sứa được không? Trước khi ăn nộm sứa bà bầu nên hỏi ý kiến chuyên gia dinh dưỡng
Với những bà bầu bụng yếu có thể dễ bị lạnh bụng, đau bụng sau khi ăn thịt sứa. Một số đối tượng có sức đề kháng kém hoặc ăn nộm sứa không được chế biến đúng cách có thể gây ra ngộ độc.
Theo nghiên cứu, trong các xúc tua của sứa có chứa rất nhiều các tế bài châm được gọi nematocyst – các tế bào này nhỏ và có độc. Một số loài sứa có đến hàng triệu nematocyst trong xúc tua. Các xúc tua này được sử dụng để tự vệ và bắt mồi.
Vì các xúc tua này chứa độc nên rất dễ có thể gây độc khi đi vào cơ thể bà bầu do chế biến không đúng cách. Vậy nên, rất nhiều chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo bà bầu không nên ăn sứa trong thời kỳ mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.
Với một số bà bầu muốn ăn sứa trong thời kỳ mang thai thì chỉ nên ăn một lượng nhỏ và ăn sứa được chế biến chín, chế biến đúng cách.
Theo các chuyên gia y tế, để tránh ngộ độc sứa biển thì khâu sơ chế và chế biến đúng cách là vô cùng quan trọng. Khi chế biến cần chú ý ngâm qua 3 lần trong nước muối và phèn chua. Khi thịt sứa đã chuyển sang màu vàng nhạt thì có thể đem đi chế biến thành các món ăn yêu thích.
Trong trường hợp ăn sứa ép khô thì bà bầu cần phải rửa sạch, vệ sinh thật sạch để tránh sứa còn lưu trữ lại các hóa chất độc hại. Hơn thế nữa, bà bầu nên mua sứa ở những cơ sở uy tín, mua sứa tươi.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm -
Long Châu hợp tác cùng Viện Kiểm nghiệm ATVSTP Quốc gia chủ động tiên phong tiến hành “kiểm tra kép vì sức khỏe người dân và khách hàng”
Trước thực trạng thuốc giả, thực phẩm chức năng giả làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến niềm tin của người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ trong phòng chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hệ thống nhà thuốc Long Châu chủ động tiên phong ký kết hợp tác chiến lược với Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế).June 25 at 5:09 pm