Có nên ăn dâu tây khi đói không?

Dâu tây là loại trái cây phổ biến có hàm lượng vitamin cao cùng các chất chống oxy hoá và các thành phần dinh dưỡng cần thiết khác.
25/04/2018 21:43

Có nên ăn dâu tây khi đói không?

Dâu tây hay còn gọi là dâu đất là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa thích. Trong quả dâu tây có chứa hàm lượng cao các vitamin, chất chống oxy hoá và các thành phần dinh dưỡng quan trọng khác. Có thể ăn sống hoặc ăn chung với bữa chính, xà lách trộn hay món tráng miệng.

Co nen an dau tay khi doi khong 2

Quả dâu tây là loại trái cây có chứa hàm lượng cao các vitamin và chất chống oxy hoá có lợi

Theo các chuyên gia, khẩu phần dâu tây trung bình hàng ngày nên ăn là 200g - tương đương với 8 quả dâu lớn. Một khẩu phần dâu chứa 50 calo, 11g carbohydrate và 1g protein. Trong quả dâu không hề chứa chất béo, cholesterol hay natri.

Trong 200g dâu có tới 160% vitamin C theo liều lượng khuyến cáo nên dùng hàng ngày. Dâu còn chứa nhiều chất folate cần thiết cho phụ nữ đang mang thai. Bên cạnh đó, với hàm lượng dâu tây ở trên cũng có thể cung cấp khoảng 170mg kali, 2% canxi và chất sắt theo tiêu chuẩn liều lượng nên hấp thu hàng ngày.

Ngoài ra, trong dâu tây còn chứa hàm lượng cao các chất chống oxy hóa và flavonoid - hợp chất đã được chứng minh giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.

Co nen an dau tay khi doi khong

Có nên ăn dâu tây khi đói không? Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên ăn dâu tây khi đói

Ít ai biết rằng, việc ăn hoa quả khi đói có tác dụng giải độc, cung cấp năng lượng và hỗ trợ quá trình giảm cân của cơ thể. Các chuyên gia cho biết, ăn hoa quả ngay sau khi ăn các thực phẩm khác. Khi đó, các thực phẩm ăn trước đó cos thể ngăn cản sự hấp thu các khoáng chất và vitamin trong trái cây vào cơ thể.

Dâu tây là loại quả được các chuyên gia khuyến khích nên ăn khi đói nhờ có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao nhất giúp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây ung thư, ngăn ngừa tắc nghẽn mạch máu và các gốc tự do.

Một số tác hại khi ăn dâu tây sai cách

Mặc dù dâu tây là loại trái cây đem lại nhiều lợi ích sức khoẻ, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều có thể khiến cơ thể gặp những tác hại không ngờ với những vấn đề sức khoẻ.

Ăn quá nhiều ảnh hưởng đến dạ dày

Ăn dâu tây quá nhiều khi đói có thể khiến những cơn đau dạ dày khó chịu, đặc biệt là với những người đang bị bệnh dạ dày. Nguyên nhân của tình trạng này là do axit trong dâu tây và những hạt nhỏ của quả dâu khi được ăn vào có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày.

Co nen an dau tay khi doi khong 3

Ăn quá nhiều dâu tây khi đói có thể làm ảnh hưởng đến dạ dày

Ảnh hưởng đến huyết áp

Người bị cao huyết áp cũng nên tránh ăn dâu tây nếu không muốn huyết áp trở nên xấu đi.

Ngăn cản tác dụng của thuốc

Theo một số nghiên cứu, quả dâu có thể tương tác với thuốc, gây cản trở chức năng thận vì thế những người đang uống và sử dụng các loại thuốc chữa bệnh nên tránh ăn dâu.

Gây dị ứng

Dâu tây là một loại quả được cho là có khả năng gây dị ứng rất cao đặc biệt với những người cơ địa nhạy cảm hoặc có tiền sử dị ứng. Nguyên nhân của tình trạng này là do một loại protein có nhiệm vụ tạo nên sắc đỏ của dâu tây tương phản với hệ miễn dịch, gây nên các triệu chứng dị ứng như da bị mẩn đỏ và ngứa.

Gây viêm gan A

Theo một số nghiên cứu mới đây thì một vài loại dâu tây đông lạnh có thể được coi là một trong những nguyên nhân gây viên gan A.

Gây ngộ độc

Theo các số liệu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong tất cả các loại rau quả được khảo sát, dâu tây có dư lượng thuốc trừ sâu nhiều nhất. Vì vậy, ăn quá nhiều dâu tây nhất là những loại dâu không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ dễ dàng gây ra ngộ độc. Thậm chí là việc tích tụ các chất độc hại từ thuốc trừ sâu trong dâu tây về lâu dài sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh sản, hệ miễn dịch và thần kinh làm tăng nguy cơ ung thư và các bệnh khác.

Những lợi ích của dâu tây

Tăng cường hệ miễn dịch

Dâu tây là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một chén dâu tây chứa 51,5mg vitamin C, khoảng 1/2 nhu cầu hàng ngày của cơ thể. Một cuộc nghiên cứu của trường ĐH California, Los Angeles, Mỹ vào năm 2010 đã phát hiện ra rằng, khả năng chống oxy hóa trong dâu tây sẽ trở nên khả dụng về mặt sinh học và sẵn sàng hoạt động trong máu sau khi ăn loại trái cây chỉ trong vài tuần lễ.

Co nen an dau tay khi doi khong 4

Dâu tây có chứa hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường hệ miễn dịch

Bảo vệ mắt

Trong dâu tây có chứa các chất chống oxy hoá ngăn ngừa bệnh đục thủy tinh thể - tình trạng thủy tinh thể bị vẩn đục và có thể dẫn đến mù lòa ở người lớn tuổi. Mắt cần vitamin C để bảo vệ tinh thể không tiếp xúc với các gốc tự do từ những tia tử ngoại gay gắt của mặt trời gây tổn hại cho các protein trong tủy tinh thể. Vitamin C còn đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường sự khỏe mạnh cho giác mạc và võng mạc của mắt.

Tuy nhiên, việc sử dụng vitamin C ở liều cao có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể ở những phụ nữ trên 65 tuổi. Những nhà nghiên cứu ở Viện Karolinska ở Stockholm, Thụy Điển cảnh báo rằng nguy cơ này xuất phát từ việc sử dụng các loại thuốc bổ sung vitamin C chứ không liên quan đến nguồn vitamin C do các loại trái cây và rau xanh cung cấp cho cơ thể.

Phòng chống ung thư

Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Một chất hóa học từ thực vật được gọi là axit ellagic có trong dâu tây cũng có khả năng ngăn ngừa ung thư. Axit ellagic đã được chứng minh là có công dụng chống ung thư bằng cách chế ngự sự phát triển các tế bào ung thư.

Co nen an dau tay khi doi khong 5

Nhờ có chứa các chất chống oxy hoá, dâu tây có tác dụng phòng chống ung thư hiệu quả

Dâu tây còn có các chất chống oxy hóa là lutein và zeathacins. Chúng có tác dụng tiêu diệt các gốc tự do và trung hòa những ảnh hưởng tiêu cực có khả năng xảy ra ở các tế bào trong cơ thể.

Ngăn ngừa các nếp nhăn

Vitamin C trong dâu tây còn đóng vai trò thiết yếu trong việc sản sinh ra collagen, giúp cải thiện độ đàn hồi và co giãn của da. Lượng collagen sẽ mất dần ở tuổi cao, do vậy, tiêu thụ những thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp làn da khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.

Hạn chế viêm nhiễm

Các chất chống oxy hóa và những chất hóa học từ thực vật được tìm thấy trong dâu tây có thể làm giảm chứng viêm tại các khớp và các vấn đề liên quan đến bệnh tim. Một kết quả nghiên cứu do trường Y tế cộng đồng Harvard, Mỹ thực hiện cho thấy ở những phụ nữ ăn từ 16 trái dâu tây mỗi ngày trở lên trong tuần, mức protein C-reactive (CRP - một loại protein được tìm thấy trong máu, biểu thị tình trạng viêm trong cơ thể) sẽ giảm được khoảng 14%.

Hỗ trợ cho sức khỏe tiền sinh sản

Folate là một vitamin nhóm B rất cần thiết cho những phụ nữ đang mang thai hoặc đang cố gắng thụ thai. Dâu tây chính là một nguồn cung cấp folate khá tốt với khoảng 21mcg cho mỗi khẩu phần (một chén).

Chất dinh dưỡng này đóng vai trò quan trọng trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai vì chúng giúp ích cho sự phát triển não bộ, sọ và cột sống của thai nhi. Axit folic (folate) trong dâu tây còn giúp ngăn ngừa một số khuyết tật của thai nhi như tật nứt đốt sống.

comment Bình luận

largeer