Có nên tiêm thuốc trắng da không?

Dịch vụ tiêm trắng da gần đây được quảng cáo nhiều ở các cơ sở thẩm mỹ. Song, việc tác động làm da trắng hay đen chỉ làm thay đổi bên ngoài da, còn các yếu tố gốc rễ quyết định màu da vẫn còn ở đó.
13/05/2018 23:56

1. Có nên tiêm thuốc trắng da không?

TS.BS Nguyễn Trọng Hào, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, cho biết các loại thuốc tiêm làm trắng trên thị trường thường được quảng cáo gồm glutathione, vitamin C, collagen và các nhau thai động vật, thậm chí là “nhau thai người”...

Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc nào được Bộ Y tế cho phép sử dụng để tiêm làm trắng da. Sử dụng glutathione, vitamin C... có thể làm da trắng hơn vì các hoạt chất này can thiệp vào quá trình tạo sắc tố da. Nhưng màu sắc da do yếu tố di truyền quyết định, nên những biện pháp như bôi thuốc, tắm trắng, hay thậm chí tiêm thuốc nếu có tác dụng chỉ mang tính tạm thời.

Chưa kể, tiêm thuốc tắm trắng sẽ có nguy cơ tai biến nguy hiểm đến tính mạng như sốc phản vệ, huyết khối, hay nguy cơ nhiễm trùng, lan truyền mầm bệnh (viêm gan siêu vi, HIV) qua tiêm chích. Ngoài ra, thuốc làm trắng can thiệp vào quá trình tạo sắc tố sẽ làm da mất khả năng tự bảo vệ trước tác động của tia cực tím, lâu dài có nguy cơ ung thư da.

Chính vì vậy cơ quan quản lý dược phẩm ở một số nước như Mỹ, Philippines... đã đưa ra cảnh báo cấm sử dụng các thuốc tiêm làm trắng, xem việc kinh doanh những sản phẩm này là phạm pháp.

co nen tiem thuoc trang da khong

TS Hào nhấn mạnh màu sắc da chủ yếu do yếu tố di truyền, không nên kỳ vọng thay đổi màu sắc da từ ngăm đen sang trắng sáng. Chúng ta chỉ có thể làm da trở nên khỏe mạnh và tươi sáng hơn nếu biết giữ gìn và chăm sóc đúng cách.

Có thể làm theo các bước như sau: bổ sung đầy đủ vitamin, uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế các chất ngọt, béo; có chế độ ăn uống nghỉ ngơi phù hợp, tránh stress, không thức quá khuya; bảo vệ làn da khi ra nắng bằng áo khoác, khẩu trang, kính mát, kem chống nắng, nhất là khoảng thời gian từ 9g đến 16g; sử dụng một số sản phẩm, mỹ phẩm phù hợp với làn da theo tư vấn của bác sĩ da liễu.

Đồng quan điểm, bác sĩ Nguyễn Minh Quang, phó giám đốc Bệnh viện Da liễu Hà Nội, cho rằng dịch vụ tiêm trắng da gần đây được quảng cáo nhiều ở các cơ sở thẩm mỹ. Song, việc tác động làm da trắng hay đen theo ông Quang chỉ làm thay đổi bên ngoài da, còn các yếu tố gốc rễ quyết định màu da vẫn còn ở đó.

Hiện dịch vụ tiêm truyền tế bào gốc - vitamin, uống thuốc trắng da, dưỡng trắng da bằng kem lột và các vật liệu khác như cám gạo, sữa… được sử dụng rất phổ biến ở hầu hết cơ sở làm đẹp. Sau khi tiêm, truyền, tắm trắng, người sử dụng dịch vụ phải áp dụng nhiều biện pháp bảo vệ da vì sau tiêm, truyền, tắm trắng, da yếu và non hơn nhiều do bị bóc đi lớp ngoài cùng hoặc dễ bắt nắng.

2. Thuốc tiêm trắng da tĩnh mạch nguy hiểm thế nào?

Thuốc dùng dạng tiêm chích là một dạng dược phẩm vô trùng dùng để tiêm vào cơ thể. Chính đặc điểm vừa kể cho thấy dạng thuốc tiêm không phải luôn luôn hoàn hảo, ngoài một số ưu điểm so với thuốc uống, nó cũng mang nhiều nhược điểm. Phải lưu ý các nhược điểm của dạng thuốc tiêm như sau:

– Tiêm thuốc đòi hỏi phải có dụng cụ thích hợp như ống tiêm, kim tiêm, tiêm truyền thì phải có bộ dây truyền và phải tuyệt đối vô trùng. Nếu không vô trùng thì có nguy cơ bị nhiễm trùng (như áp-xe, nhiễm HIV, nhiễm viêm gan siêu vi B, C).

co nen tiem thuoc trang da khong 1

-Thuốc tiêm, đặc biệt tiêm tĩnh mạch, có tác dụng nhanh và tiếp thu trọn vẹn nên nếu có sự nhầm lẫn thì thật tai hại, thậm chí nguy đến tính mạng nếu dược chất có nhiều độc tính. Thông thường collagen được lấy từ da heo hoặc bò, phải thông qua kiểm tra chất lượng rất gắt gao. Nếu collagen không đạt chất lượng mà lại dùng đường tiêm thì rất tai hại.

– Thuốc tiêm dễ gây phản ứng toàn thân (sốc phản vệ) hay tại chỗ khi cơ thể không dung nạp thuốc. Nên lưu ý vitamin C, ALA, glutathione, collagen khi tiêm đặc biệt là tiêm tĩnh mạch đều có nguy cơ gây sốc phản vệ.

comment Bình luận

largeer