Có thể bạn chưa biết: Thời điểm nào dễ "xì hơi" nhất?

Các nhà khoa học tại Anh đã chứng minh, khí thối trong những quả bom "xì hơi" có tác dụng không ngờ trong việc ngăn chặn ung thư, đột quỵ.
07/10/2020 16:31

“Xì hơi” như cách gọi nôm na trong dân gian là hoạt động sinh lí cơ bản của con người, tuy nhiên, chính bởi khí thối phát ra nên thường gây bất tiện, ảnh hưởng đến mọi người xung quanh.

Trung bình, chúng ta xì hơi khoảng 5-15 lần mỗi ngày với tổng lượng hơi khoảng 0,5 lít. Điều này xảy ra ở mọi người để những khí, hơi tích tụ trong quá trình tiêu hóa thức ăn được đào thải ra ngoài.

Xì hơi là hiện tượng sinh lý hoàn toàn bình thường. Có 2 nguyên nhân gây ra hiện tượng này, đó là khi một người nuốt không khí quá nhiều hoặc ăn những thực phẩm khó tiêu, hợp khí bao gồm nitơ, cacbon dioxide, oxy, methane và hydrogen sulfide sẽ bị giữ lại trong dạ dày khiến bạn bị đầy hơi. Cách duy nhất để lượng khí/ hơi dư thừa này thoát ra khỏi cơ thể là thông qua hậu môn.

xi hoi

Hình minh họa.

Tại một nghiên cứu rất nghiêm túc từ các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Exeter, Anh đã chính thức công bố kết quả trên tạp chí Y khoa Hóa học Truyền thông “chất sulfur hydro có trong việc xì hơi có tác dụng tốt trong việc phòng chống ung thư, đột quỵ ,đau tim, tiểu đường, viêm khớp".

Cụ thể, khi bị bệnh, các tế bào trong cơ thể sẽ phải chịu 1 sức ép khá lớn. Và để chống lại bệnh tật, các tế bào phải co kéo enzym để sản sinh ra lượng nhỏ khí H2S nhằm bảo vệ ty thể, kích thích sản xuất năng lượng trong tế bào mạch máu và kiềm chế sự viêm nhiễm.

Giáo sư Matt Whiteman từ ĐH Exeter chia sẻ: "Chúng tôi đã nghiên cứu tạo ra hợp chất có tên AP39 - có tác dụng giải phóng dần 1 lượng khí H2S nhỏ dành riêng cho ti thể. Kết quả là, điều trị bằng AP39 - ti thể được bảo vệ và tế bào hoạt động vẫn tốt".

Tuy nhiên, một số thời điểm chúng ta cảm thấy cơ thể “xì hơi” quá nhiều hay quá nặng mùi. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học American College of Gastroenterology (Mỹ) đã lý giải hiện tượng này.

Xì hơi nhiều khi đi máy bay

Độ cao so với mặt nước biển lớn như khi ở trên máy bay sẽ khiến lượng khí trong cơ thể chúng ta “nở ra” dẫn tới hiện tượng đầy hơi và cuối cùng là xì hơi.

Ăn uống lành mạnh

Nghe có vẻ hơi vô lý khi ăn uống lành mạnh lại dẫn tới việc “xì hơi”. Cơ chế của hiện tượng này như sau: Không phải tất cả thực phẩm chúng ta ăn đều được tiêu hóa. Những thức ăn chưa được tiêu hóa tại ruột non sẽ được chuyển xuống ruột già. Tại đây, chúng được các vi khuẩn phân hủy và tạo ra các chất khí, khiến cơ thể “xì hơi”.

Hành tây, súp lơ, bông cải xanh, cải bắp và rau mầm chứa một loại carbohydrate mà dạ dày và ruột non không thể tiêu hóa được có tên raffinose. Những loại thức ăn có lợi cho sức khỏe lại chính là những loại khiến khí thải của cơ thể “bốc mùi”. Các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc và các loại đậu đều tạo ra mùi “xì hơi” hôi.

Quá nhiều không khí

Không khí chúng ta nuốt vào cơ thể cũng đi ra ngoài theo con đường xì hơi. Tuy nhiên, những trường hợp “xì hơi” thuộc dạng này thường không mùi, khác với mùi khó ngửi tạo ra khi bạn ăn nhiều thức ăn nhanh, nhai kẹo cao su, uống nhiều nước ngọt.

Vấn đề về hấp thụ

Trong trường hợp xì hơi quá nặng mùi, có thể cơ thể đang gặp vấn đề trong việc hấp thu một số chất dinh dưỡng. Cơ thể mỗi người phản ứng khác nhau với các loại thực phẩm. Tuy nhiên, nhiều người gặp vấn đề trong việc tiêu hóa đường lactose có trong sữa. Số khác gặp vấn đề trong việc tiêu hóa các loại carbohydrate có trong bánh mỳ, pasta, gạo, ngũ cốc và khoai tây.

Mắc bệnh nặng

Nếu gặp vấn đề “xì hơi” quá thường xuyên đi kèm cảm giác đau hoặc tiêu chảy hay táo bón, bạn cần đến gặp bác sĩ để được điều trị. Xì hơi quá nhiều kèm theo mùi khó ngửi có thể là triệu chứng của một số căn bệnh như IBS hay bệnh celiac.

Dương Nhung (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer