Công dụng làm thuốc của cây xạ đỏ

Cây xạ đỏ mặc dù không có tên trong danh mục các cây thuốc vị thuốc Việt Nam, nhưng loài cây này lại được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào người Mường ở Hòa Bình.
01/08/2024 19:40

Cây xạ đỏ là cây gì?

Thân cây: Cây xạ đỏ là một loại cây thân gỗ nhỏ, cây có chiều cao tối đa khoảng 2 mét, toàn thân cây dạng thân tròn, thân cành bên ngoài có màu đỏ tươi từ gốc đến ngọn, cũng chính bởi lý do đó mà người dân đặt tên cho cây này là xạ đỏ. Các nhánh cây mọc đối xứng nhau, nhánh cây nhỏ vươn dài tựa vào các cây khác.

Lá cây: Có hình dáng gần giống với lá dâm bụt, toàn lá màu xanh, các gân lá nổi rõ trên mặt lá, đuôi lá nhọn, lá không có răng cưa và cuống lá dài khoảng 1cm. Lá tươi khi vò nát lá bạn sẽ thấy lá có mùi rất thơm.

Hoa xạ đỏ: Hoa nhỏ mọc thành từng chùm ở các nách lá, hoa xạ đỏ có hình dáng khá giống với chùm hoa cây xạ đen.

Quả xạ đỏ: Có hình dáng giống hạt đậu, khi chín quả có màu vàng, bên trong có chứa khoảng 2-3 hạt.

Nguồn gốc tên gọi

Cây xạ đỏ mặc dù không có tên trong danh mục các cây thuốc vị thuốc Việt Nam, nhưng loài cây này lại được sử dụng làm thuốc theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào người Mường ở Hòa Bình.

Được biết xạ đỏ có cùng họ xạ với cây xạ đen (Một loại thảo dược quý dùng giải độc mát gan, bồi bổ và phòng ngừa – hỗ trợ điều trị ung thư). Chính vì có cùng họ xạ nên dân gian ở người Mường Hòa Bình đặt cho những cây này với cái tên thuộc dòng xạ. Ở Hòa Bình có một số loại cây thuốc có chung họ xạ như: Cây xạ đen, cây xạ vàng, xạ đỏ và xạ trắng.

xado

Cây xạ đỏ (Ảnh: Caythuoc.org)

Cây xạ đỏ có công dụng gì và có dùng làm thuốc được không?

Theo kinh nghiệm dân gian của người dân tộc Mường Hòa Bình, cây xạ đỏ có mùi thơm, vị ngọt nhẹ, tính lương (mát), là một vị thuốc rất quý, có công dụng vô cùng hữu ích như:

- Tác dụng mát gan, giải độc gan, giảm tác hại của bia rượu.

- Tiêu viêm giải độc.

- Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.

- Kích thích ăn uống và bồi bổ.

- Tác dụng điều trị huyết áp cao.

Liều dùng, cách dùng cây xạ đỏ

Liều dùng: 35g thân lá khô/ngày.

Cách dùng: Thuốc khô bạn đem rửa sạch, bỏ vào ấm rồi chế thêm 1,5 lít nước, đun cản lấy khoảng 1 lít nước thuốc chia làm nhiều lần để uống trong ngày. Nên dùng ấm đất sắc thuốc sẽ cho hiệu quả cao nhất.

Mùi vị: Nước xạ đỏ có màu nâu cánh gián, mùi thơm, vị ngọt nhẹ, uống rất thơm ngon.  Đặc biệt là trong những ngày hè nóng nực, bạn có thể để nguội, rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Những ngày thời tiết lạnh giá mùa đông nên nên sử dụng nước thuốc khi còn nóng ấm sẽ tốt nhất.

Tránh dùng thuốc để qua đêm, bởi thuốc có thể bị ôi thiu, làm ảnh hưởng không tốt đến hệ tiêu hoá.

Cây xạ đỏ và cây xạ đen loại nào tốt hơn?

Theo kinh nghiệm dân gian hai loại cây này đều dùng làm thuốc, mỗi một loại cây lại có những đặc điểm riêng. Tùy theo mục đích sử dụng mà bạn lựa chọn loại cây thích hợp.

Nếu sử dụng làm thuốc để hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, người bệnh nên ưu tiên dùng cây xạ đen. Từ nhiều năm qua cây xạ đen vẫn luôn được coi như một bí kíp bỏ túi của các bệnh nhân ung thư, đặc biệt là công dụng hỗ trợ điều trị ung thư của cây xạ đen đã được các nghiên cứu khoa học công nhận, trong khi cây xạ đỏ chưa có.

Nếu bạn sử dụng bồi bổ cơ thể, giúp tăng cân, giải độc gan thì nên ưu tiên dùng xạ đỏ, đây là một vị thuốc đa công dụng và rất tốt cho sức khỏe (Theo kinh nghiệm của người dân tộc Mường ở Hòa Bình).

Ai không uống được cây xạ đỏ?

Xạ đỏ là một loại cây, cũng là một vị thuốc nên khi sử dụng cần lưu ý khi sử dụng đúng liều lượng, không phải ai cũng có thể sử dụng được. Dưới đây là một số trường hợp không nên dùng xạ đỏ:

- Phụ nữ đang mang thai.

- Phụ nữ đang cho con bú.

- Trẻ em dưới 10 tuổi.

- Bệnh nhân mắc các chứng bệnh về chức năng thận cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.

Uống cây xạ đỏ kiêng ăn gì?

Khi sử dụng xạ đỏ bạn nên hạn chế ăn một số loại thực phẩm như: Hạn chế ăn rau muống; Cá mè; Cá chép; Thịt chó; Thịt trâu; Đậu xanh.

Một số mẹo phân biệt cây xạ đen và cây xạ đỏ

Nếu là cây tươi sẽ rất dễ dàng để bạn có thể phân biệt được hai loại cây này. Nhưng khi phơi khô lên bạn sẽ rất khó phân biệt, dưới đây là một số mẹo giúp bạn có thể phân biệt được dễ dàng xạ đen và xạ đỏ:

Xạ đen khô

Thân cứng và to hơn xạ đỏ.

Lá xạ đen có răng cưa, và lá to dầy hơn xạ đỏ.

Xạ đen khô mùi không thơm bằng xạ đỏ.

Cây xạ đỏ khô

Thân xạ đỏ nhỏ hơn, nhẹ và xốp hơn, hình dạng thân xạ đỏ tròn và nhẵn hơn xạ đen.

Lá xạ đỏ mỏng và bé hơn, lá không hề có răng cưa.

Mùi vị xạ đỏ thơm hơn xạ đen.

Nước sắc xạ đỏ nâu đậm hơn xạ đen.

Vậy có thể khẳng định được rằng, cây xạ đỏ cũng là một loại thảo dược rất quý, làm phong phú hơn kho tàng dược liệu Việt Nam. Nếu biết phát huy và sử dụng đúng, xạ đỏ sẽ là một loại thảo dược tuyệt vời mà chúng ta không nên bỏ qua.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer