Đặc sắc lễ hội đền Gióng 2023

Sáng ngày 27/1, lễ hội đền Gióng (Sóc Sơn, Hà Nội) diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn du khách. Đặc biệt năm nay có 8 lễ vật được cung tiến tại Lễ hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 vẫn sẽ là ngựa sắt, cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng bà...
29/01/2023 08:37

So với mọi năm, phần lễ không có quá nhiều thay đổi. Sau lễ dâng hương, đánh trống khai hội, đọc văn tế là lễ rước và lễ tế của thôn làng. 8 lễ vật được cung tiến tại lễ hội Gióng Xuân Quý Mão 2023 vẫn sẽ là Ngựa sắt, cầu húc, trầu cau, voi chiến, ngà voi, cỏ voi, kiệu tướng...

Phần nghi lễ: Sau phần văn tế của Huyện, tế lễ của các thôn làng gồm Lễ rước giò hoa tre và lễ tế của thôn Vệ Linh (xã Phù Linh), Lễ rước ngựa của thôn Phù Mã (xã Phù Linh), Lễ rước voi và lễ tế của thôn Dược Thượng (xã Tiên Dược), Lễ rước trầu cau và lễ tế của thôn Đan Tảo (xã Tân Minh), Lễ rước ngà voi và lễ tế của thôn Đức Hậu (xã Đức Hòa), Lễ rước cỏ voi và lễ tế của thôn Yên Sào (xã Xuân Giang), Lễ rước tướng và lễ tế của thôn Yên Tàng (xã Bắc Phú), Lễ rước cầu húc và lễ tế của thôn Xuân Dục (xã Tân Minh).

hoidenGiong29_zing

 Lễ rước giò hoa tre và lễ tế tại đền Gióng

z4064170508022-f5b76c24a080fbbd4c18241031e88693-376

Trong số các kiệu rước thì kiệu "Tướng bà" được đưa từ đình làng Yên Tàng (xã Bắc Phú) là quan trọng và nhận được nhiều sự quan tâm từ người dân nhất

hoidenGiong1_zing
z4064177621650-8c849843baaf6f3da875fb9a3aa44fcb-375

Sau khi làm lễ tại sân Rồng, lễ tế và trầu cau sẽ được tiến cung để ông Gióng chứng giám, sau đó lộc sẽ được san sẻ đưa về đền Hạ và đền Mẫu để tất lộc cho du khách. Hình thức này vẫn giữ được truyền thống là tất lộc cho du khách, kịch bản, quy trình của lễ hội cam kết với UNESCO không có gì thay đổi.

hoidenGiong27_zing
z4067671639065_fc509096bd458c53a1a10c6338071934

Lễ hội đền Gióng diễn ra từ mùng 6 tháng Giêng (âm lịch) hàng năm, thu hút hàng vạn người tới tham dự và dâng hương. Lễ hội kéo dài hết tháng Giêng

Là một trong bốn vị “Tứ bất tử” của tín ngưỡng dân gian Việt, Thánh Gióng gắn liền với truyền thuyết cậu bé làng Phù Đổng đánh thắng giặc Ân đời Hùng Vương thứ 6, đem lại thái bình cho đất nước. Tục truyền rằng sau khi đánh tan quân giặc, Ngài phi ngựa tới chân núi Sóc Sơn, cởi bỏ giáp trụ rồi cưỡi ngựa sắt bay về trời.

Để tưởng nhớ, ca ngợi người anh hùng huyền thoại Thánh Gióng, Lễ hội Gióng đền Sóc là lễ hội truyền thống được tổ chức từ ngày mùng 6 đến ngày mùng 8 tháng Giêng hàng năm. Năm 2010, Lễ hội Gióng ở Đền Sóc được (UNESCO) công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Lễ hội Gióng đền Sóc được tổ chức tại khu quần thể Khu di tích đền Sóc, thuộc thôn Vệ Linh, xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội, bao gồm 6 công trình: đền Hạ (tức đền Trình), chùa Đại Bi, đền Mẫu, đền Thượng (tức đền Sóc), tượng đài Thánh Gióng và nhà bia.

Hoàng Anh

comment Bình luận

largeer