Dấu hiệu thở khò khè, ho dai dẳng, mệt mỏi là bệnh gì

Những dấu hiệu khó thở, mệt mỏi hay ho nhiều chắc chắn sẽ khiến bạn cảm thấy khó chịu. Vậy nên cần xác định được nguyên do của chúng ngay lập tức để trị bệnh.
11/10/2018 04:32

Dấu hiệu thở khò khè, ho dai dẳng, mệt mỏi là bệnh gì

Nếu như bạn mắc các dấu hiệu trên thì có thể bạn đã bị hen suyễn.

Đây là một bệnh lý đường hô hấp, còn được gọi là hen phế quản. Chúng có những cơn khó thở đặc trưng khi có một yếu tố kích thích ví dụ như các chất kích thích, côn trùng, lông động vật, mùi,… Hầu hết là không điều trị được bệnh hen mà chỉ có thể ngăn ngừa và kiểm soát chúng để giảm số lần tái phát giảm xuống cũng như số lần lên cơn hen nặng phải nhập viện.

Những người hen xuyễn lâu  năm thường dễ nhận biết được cơn hen sắp diễn ra bởi các triệu chứng như hắt hơi, ho, mệt… và họ có thể ngăn ngừa bằng các loại thuốc tác dụng nhanh để cắt cơn nhanh chóng. Vậy nên bệnh hen suyễn có thể sống và sinh hoạt bình thường.

hen-suyen-1

Bệnh hen suyễn có các dấu hiệu khó thở và các cơn ho dai dẳng

Các loại hen suyễn phổ biến là: Suyễn về đêm, suyễn do các hoạt động nghề nghiệp, suyễn dị ứng, suyễn thể ho đơn thuần, suyễn do hoạt động thể lực.

Dấu hiệu và triệu chứng bệnh hen suyễn

Bạn có thể nhận ra dấu hiệu của những người hen suyễn bằng các triệu chứng sau đây:

  • Họ dai dẳng và mãn tính, ffây là một dấu hiệu cơ bản của chứng bệnh hen suyễn, nếu như ban đêm bạn bị đánh thức bởi các cơn ho do đường thở đột ngột bị thu hẹp thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Người bệnh thở khò khè, hay hắng giọng do cố tình đẩy dịch nhầy mắc kẹt khỏi cổ họng ra.
  • Sau khi vận động cảm thấy hụt hơi và nặng nề ở ngực. Thậm chí phải ngồi xuống nén thở rồi mới có thể thở bình thường.
  • Người bệnh hen suyễn luôn cảm thấy thiếu mệt mỏi nếu như việc hen suyễn làm thiếu oxy.
  • Người hen suyễn cũng kém thích nghi với trời lạnh hơn. Nhất là ban đêm họ có thể khó thở, sổ mũi, ngạt mũi...
  • Một dấu hiệu khác của người hen suyễn đó là dễ bị dị ứng, ví dụ như phấn hoa, hải sải, mùi, lông động vật…
  • Người bị viêm phế quản hồi nhỏ dễ bị hen suyễn hơn.
  • Dễ mất giọng là dấu hiệu đi kèm của bệnh hen suyễn.

Điều trị bệnh hen suyễn như thế nào

Bác sĩ sẽ thăm khám cho bệnh nhân lâm sàng bằng việc lắng nghe hơi thởi, ngoài ra các xét nghiệm được đề nghị để xác minh bệnh của bệnh nhân đó là: Xét nghiệm dị ứng, xét nghiệm đo lường mức độ nhạy cảm đường hô hấp, chụp X quang hay điện tâm đồ…

Các bác sĩ sẽ giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng mãn tính của hen suyễn, cắt cơn, duy trì tốt chức năng của phổi, phòng ngừa những cơn hen phải nhập viện và có một sức khỏe tốt hơn.

hen-suyen-2

Bác sĩ sẽ giúp bạn cải thiện bệnh hen suyễn nếu như bạn điều trị tức cực

Bệnh hen suyễn sẽ được điều trị bằng các thuốc dài hạn và thuốc tác dụng nhanh chóng hay còn được gọi là thuốc cắt cơn. Những người dùng thuốc dài hạn sẽ ngăn ngừa được triệu chứng mỗi ngày. Với các thuốc tác dụng nhanh thì giúp bệnh nhân giảm triệu chứng có thể bùng phát nhanh chóng.

Thế nhưng khi rơi vào tình trạng bệnh với triệu chứng nặng thì đừng quên sự can thiệp của y tế là sự lựa chọn tốt nhất cho mọi bệnh nhân để tránh những hệ lụy không đáng có.

comment Bình luận

largeer