Để trẻ phát triển tốt bố mẹ nên áp dụng phương pháp dạy con không đòn roi – Time out

Phương pháp dạy con không đòn roi – time out là sử dụng những hình phạt nhẹ, đây là hình thức giúp trẻ bình tĩnh, nhận thức đúng về hành vi của mình.
08/12/2020 15:39

Phương pháp time out là gì?

me-day-con-bang-anh-mat-nghiem-nghi

Hình minh họa

Time out –phương pháp dạy con không dùng đòn roi là một hình phạt tách trẻ ra khỏi tình huống gây phiền nhiễu. Chính điều này, sẽ giúp trẻ bình tĩnh lại, suy nghĩ kỹ hơn, nhận thức đúng hơn về hành vi của mình và từ đó cũng sẽ tự rút ra bài học cho bản thân để không tiếp tục phạm lỗi.

Phương pháp time out này bạn có thể áp dụng cho những trẻ từ 3-5 tuổi, bởi vì trong giai đoạn này trẻ đã bắt đầu nhận thức được căn bản giữa hành vi đúng và sai và có được những suy nghĩ riêng của mình.

Nghe tên là phương pháp dạy con time out thì xa lại, thế nhưng trên thực tế những hình phạt như đứng trong góc nhà,…mà nhiều ông bố bà mẹ Việt áp dụng hiện này cũng tương tự như hình phạt trong phương pháp dạy trẻ không đòn roi – time out.

Những nguyên tắc khi bố mẹ áp dụng hình phạt time out với trẻ

Khi đang chịu phạt trẻ không được phép trò chuyện với bất kỳ ai, không được làm gì kể cả việc đi vệ sinh và uống nước. Có thể nói, time out như một hình thức cô lập trẻ trong thời gian ngắn, nếu trẻ phạm lỗi sẽ bị phạt, không được chơi với đồ chơi, bạn bè, mọi người trong một khoảng thời gian.

Khi áp dụng phương pháp time out – cách dạy con không đòn roi thì bố mẹ cần phải cực kỳ kiên nhẫn vì phương pháp này tương đối tốn thời gian. Theo những bố mẹ từng áp dụng phương pháp này chia sẻ, thì cách dạy con này rất hữu ích trong việc uốn nắn hành vi sai của trẻ, giúp trẻ nhận thức và hiểu rõ bản thân đang sai, từ đó không phạm lỗi  ở lần sau.

Cách thực hiện phương pháp dạy con time out

day-tre-tu-duy-me-nhat
  • Bố mẹ thực răn đe và cảnh báo trước thật cụ thể

Nếu như trẻ làm sai, quấy khóc thì bố mẹ không nên phạt con ngay mà đầu tiên cần răn đe, cảnh báo trước để trẻ hiểu được rằng, nếu như vẫn còn tiếp tục hành vi này thì trẻ sẽ bị phạt. Và nếu sau 2 lần răn đe trẻ vẫn tiếp tục thì bạn phải thật nghiêm khắc thông báo với trẻ là con sẽ bị phạt rồi đưa trẻ đến nơi phạt được quy định trước đó. Nếu lúc này, trẻ biết dừng lại hành vi của mình thì bố mẹ nên thỏa thuận và khen ngợi trẻ. Và nếu như sau khi bạn tuyên bố trẻ bị phạt mà trẻ xin lỗi hay khóc lóc thì bạn không nên mềm lòng chấp nhận mà hãy thật sự nghiêm khắc để yêu cầu trẻ thực hiện hành phạt đã đặt ra.

  • Thời gian thực hiện hình phạt time out

Thời gian bị phạt bố mẹ nên tính theo phút, tùy vào từng độ tuổi mà thời gian cũng sẽ tăng lên. Bố mẹ nên dùng đồng hồ đếm để theo dõi thời gian trẻ chịu phạt, nếu như hết thời gian mà trẻ vẫn lặp lại hành vi cũ thì bố mẹ cần nói ràng với trẻ rằng bạn không chấp nhận với hành vi này của trẻ và trẻ sẽ tiếp tục bị phạt.

Khi thực hiện phương pháp time out- dạy con không đòn roi thì bố mẹ cũng nên lưu ý số lần phạt trong ngày không nên quá nhiều ( tốt nhất là dưới 15 lần) để không làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Và trong lúc phạt thì bố mẹ nên giữ im lặng, tỏ thái độ nghiêm khắc để trẻ chấp hành hình phạt.

  • Nên cho trẻ chịu phạt ở vị trí như thế nào?

Khi cho trẻ chịu phạt thì bố mẹ nên chọn những nơi ít người qua lại, không có đồ chơi, không có tivi, không có cửa sổ,…để trẻ không bị phân tâm, làm trẻ nhàm chán với vị trí này từ đó trẻ phải bắt buộc suy nghĩ về hành vi của mình.

Nếu là ở nơi công cộng thì bạn có thể đưa trẻ đến những nơi ít người qua lại để phạt nhưng nhớ chú ý đến trẻ nhé.

  • Kết thúc hình phạt time out như thế nào?

Sau khi kết thúc hình phạt thì bố mẹ nên nói chuyện, giải thích với trẻ tại sao con bị phạt, làm thế nào để lần sau không bị phạt, đồng thời cũng hỏi về lý do tại sao trẻ lại thực hiện những hành vi quấy phá không đúng,… Và bố mẹ cũng đừng quên khăn tặng nếu như trẻ thực hiện hành vi chịu phạt với thái độ tích cực.

Thu Trà

comment Bình luận

largeer