Dị ứng cá biển phải làm sao?
1. Nguyên nhân gây dị ứng cá biển
Những loại cá biển dễ gây dị ứng cho người ăn như cá thu, cá nục, cá ngừ... Bản chất của dị ứng cá biển là do ngộ độc histamine từ cá.
- Cá bảo quản kém gây phát sinh Histamine
Trong khoa học, ngộ độc histamine được gọi là ngộ độc scombrotoxin (scombrotoxic poisoning) vì thường xảy ra khi tiêu thụ các loại cá scombroid như cá thu, cá ngừ… Tuy nhiên, một số loại cá khác như cá mòi (sardine), cá hồi (salmon), cá trích (herring)…, nói chung là các loại cá di trú, bơi nhanh, có vây, thịt đỏ đều có thể phát sinh histamine ở mức cao.
Histemine gây ngộ độc rất nhanh chỉ khoảng 10 phút đến 2 giờ sau ăn kèm các triệu chứng như mẩn đỏ, chóng mặt, rát họng, ngứa ngáy...Có nhiều trường hợp nặng hơn thì bị đau bụng, tiêu chảy, khó thỏ, hạ huyết áp. Dị ứng này thường tự khỏi sau 24h.

Dị ứng cá biển phải làm sao? Bản chất của dị ứng cá biển là do ngộ độc histamine từ cá
Mức độ ngộ độc dạng này cũng phụ thuộc vào cơ địa từng người. Nhiều người chỉ có vài biểu hiện nhẹ nếu nhiễm 8-40 mg histamine.
Trong miếng cá thì lượng histamine phân bổ không đều, phần thịt đỏ chứa nhiều histamine nhiều hơn phần thịt trắng. Chất histamine tồn tại ở nhiệt độ cao -thấp rất bền, nên cá, dù có là cá đông lạnh, đóng hộp, xông khói, nấu lẩu… đều có thể gây ngộ độc một khi đã phát sinh histamine cao.
- Phát sinh chứ không phải do nhiễm histamine
Chất histamine có được là do chuyển hóa từ một loại acid amin có tên là histidine. Về mặt lý thuyết, thực phẩm nào có protein chứa histidine đều có tiềm năng phát sinh ra histamine.
Tuy nhiên, chỉ có thực phẩm nào có nhiều histidine tự do, nghĩa là loại histidine không gắn vào protein, mới có thể chuyển hóa thành histamine được.
Mà để chuyển hóa được phải cần tới một loại enzyme làm xúc tác, có tên là histidine decarboxylase. Enzyme này do một số loại vi khuẩn tạo ra. Do đó, thực phẩm có histidine tự do phải nhiễm loại vi khuẩn này thì mới hội đủ điều kiện tạo ra histamine.
Các loại cá ngừ, cá trích, cá thu… hội đủ cả hai điều kiện: histidine tự do và nguồn enzyme chuyển hóa (do nhiễm khuẩn) nên mới phát sinh nhiều histamine nếu cá không được bảo quản tốt.
2. Dị ứng cá biển phải làm sao?
Ngay sau khi ăn cá biển thấy các triệu chứng ngứa da, phù da, buồn nôn, khó thở...thì cần ngừng ăn cá ngay. Đồng thời cần tiến hành một số biện pháp sơ cứu để nhanh khỏi bệnh.
- Bước 1: Sơ cứu tại chỗ
- Khi bị dị ứng thì cần làm cách để nôn hết thực phẩm đã ăn ra ngoài. Việc làm này để loại bỏ lượng cá biển chưa tiêu hóa trong dạ dày tránh tiếp tục gây dị ứng khiến bệnh nặng hơn. Và đặc biệt là giảm nguy cơ dị ứng mạnh dẫn đến sốc phản vệ.
- Uống nhiều nước để đào thải chất gây dị ứng ra ngoài qua thận.
- Khi bị ngứa thì không nên gãi, vì càng gãi càng làm da thêm tổn thương.
- Với những phản ứng dị ứng nhẹ thì có thể khỏi sau vài giờ không cần điều trị.

Dị ứng cá biển phải làm sao? Khi bị dị ứng thì cần làm cách để nôn hết thực phẩm đã ăn ra ngoài.
- Bước 2: Điều trị bằng thuốc
Khi tiến hành sơ cứu như bước 1 mà các triệu chứng chưa thuyên giảm, thậm chí nặng hơn thì người bệnh nên điều trị bệnh như:
- Dùng các thảo dược thiên nhiên có khả năng chống dị ứng như lá khế, lá kinh giới, lá đắng, lá hẹ chà xát nhẹ nhàng lên da bị dị ứng, ngứa ngáy...
- Dùng thuốc Tây y chủ yếu là các thuốc kháng histamin. Việc dùng thuốc phải do bác sĩ chỉ định nên dùng thuốc kháng histamin thế hệ 1 hoặc thế hệ 2 áp dụng điều trị. Dùng thuốc tây trị bệnh không nên tự ý dùng tùy tiện bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ không tốt cho sức khỏe.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm